Thoái hóa khớp chân: Triệu chứng nhận biết và hướng dẫn cách trị
Bảng tóm tắt
Thoái hóa khớp chân đặc biệt ở người già là bệnh khá phổ biến. Không chỉ gây nhức nhối khó chịu, bệnh này còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp chân cũng như các biện pháp trị bệnh hiệu quả hiện nay.
Bệnh thoái hóa khớp chân là gì? Nguyên nhân
Thoái hóa khớp chân thuộc nhóm bệnh thoái hóa khớp thường gặp. Theo đó, phần sụn các khớp ở chân, có thể là khớp cổ chân, khớp bàn chân… sẽ bị bào mòn, thoái hóa và suy giảm dần chức năng. Sở dĩ khớp chân hay bị bệnh bởi vì luôn phải chống đỡ cơ thể, vận động hầu như liên tục.
Thoái hóa khớp chân và các nơi khác là một bệnh không nên xem thường. Một phần vì sự khó chịu mà bệnh gây ra, phần khác là vì các biến chứng mà nó dẫn đến. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến khớp chân bị xơ cứng, mất khả năng vận động. Nặng nhất là bị bại liệt.
Nguyên nhân
Có thể thấy sở dĩ khớp chân bị thoái hóa là do sự bào mòn theo thời gian. Chính vì vậy nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh này là do tuổi tác. Người càng lớn tuổi các cơ quan trong đó có xương khớp sẽ dần yếu đi, những tổn thương thời trẻ lúc này gây nên nhiều bệnh.
Ngoài tuổi tác, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng nếu bạn thuộc các đối tượng sau:
- Bị dị tật từ nhỏ: Sinh ra nếu bị mắc các dị tật ở chân rất dễ dẫn đến thoái hóa khớp sau này. Nguyên nhân là vì các dị tật khiến vận động các khớp không được như người bình thường. Áp lực phân bố lên các khớp chỗ nhiều chỗ ít lâu dài sẽ bị thoái hóa.
- Bị chấn thương khi chơi thể thao: Chấn thương có thể được chữa khỏi nhưng đôi khi vẫn để lại di chứng. Chính vì vậy mà người chơi thể thao như các môn điền kinh, bóng đá, bóng rổ… khi lớn tuổi xương khớp thường yếu đi, đau nhức.
- Ảnh hưởng bởi đặc thù công việc: Một vài công việc có thể ảnh hưởng rất nhiều đến xương. Chẳng hạn như làm nông, phụ hồ, khuân vác… Người lao động mang vác nặng áp lực trực tiếp xuống chân cũng nhiều hơn nên rất dễ tổn thương.
- Do béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng gây chèn ép nhiều cơ quan trong đó có phần xương chân.
- Viêm khớp ở chân: Bệnh viêm khớp ở chân nếu không chữa trị kịp thời hoặc chữa không triệt để thì nguy cơ dẫn đến biến chứng thoái hóa khớp là khá cao.
Triệu chứng của bệnh
Việc nhận biết sớm bệnh và điều trị sẽ không ngăn tình trạng thoái hóa nặng thêm. Để nhận biết khớp chân có bị thoái hóa không bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Đau nhức: Đây là triệu chứng hàng đầu dùng để nhận biết căn bệnh này. Theo đó những cơn đau kéo dài âm ỉ và nếu càng vận động nhiều thì cảm giác đau cũng tăng lên. Ngoài ra, vào buổi tối và những khi trời lạnh, độ ẩm cao thì đau nhức cũng nhiều hơn.
- Khớp chân bị cứng: Triệu chứng này đặc biệt thấy rõ vào buổi sáng. Mỗi khi thức dậy bệnh nhân sẽ có cảm giác các khớp chân bị cứng và không thể đứng dậy. Phải sau một hồi xoa bóp thì mới dần cử động được. Bệnh càng nặng thì tình trạng khớp bị cứng sẽ càng lâu.
- Nghe tiếng lạo xạo khi cử động: Sụn và đĩa mềm nối các khớp giúp cho quá trình di chuyển trơn tru không gây tiếng động. Nhưng khi các bộ phận này bị thoái hóa chức năng sẽ không còn được duy trì. Chính vì vậy khi di chuyển sinh ra tiếp xúc tạo nên các tiếng lạo xạo.
- Teo cơ, biến dạng khớp: Trường hợp thoái hóa khớp nặng sẽ khiến cho chức năng của chân bị suy giảm. Do vậy các hoạt động bình thường bị hạn chế, cơ yếu dần và teo lại. Nếu thoái hóa khớp mắt cá chân, ngón chân có thể dẫn đến biến dạng khớp.
Ngay khi có những dấu hiệu đau nhức đầu tiên bệnh nhân nên đến bệnh viện khám và điều trị. Việc dây dưa, xem thường các triệu chứng nhẹ giai đoạn khởi phát sẽ gây khó khăn cho điều trị sau này.
Chẩn đoán bệnh
Bước chẩn đoán rất quan trọng để điều trị thoái hóa khớp chân về sau. Nếu không xác định đúng nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ dẫn đến áp dụng sai phương cách. Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay đã có khá nhiều cách xem bệnh như:
- Chụp X-Quang: Phim X-Quang các khớp chân có thể giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh. Bên cạnh đó biện pháp này còn có thể phát hiện các chấn thương hay viêm khớp. Tuy nhiên phim X-Quang lại khó khăn trong việc xác định các vấn đề về dịch nhầy, sụn khớp và gân.
- Chụp MRI: Dù phần lớn là dùng để chẩn đoán nội tạng nhưng một vài trường hợp MRI cũng được áp dụng cho xương khớp. Phương pháp này có thể khắc phục được nhược điểm của phim X-Quang đó là giúp phát hiện các tổn thương ở gân, sụn mềm.
- Chụp CT: Với phương pháp chẩn đoán này bác sĩ có thể quan sát tình trạng xương khớp ở nhiều góc độ khác nhau qua đó đưa ra kết luận chính xác hơn.
- Siêu âm khớp: Chẩn đoán được nhiều tình trạng như hẹp khe khớp, tràn dịch khớp, gai xương… Đặc biệt là có thể phát hiện được các phần sụn khớp do ảnh hưởng của thoái hóa mà bong tróc ra ngoài.
- Nội soi khớp: Thông qua hình ảnh nội soi các bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương do bệnh thoái hóa khớp.
Ngoài các phương pháp trên thì bệnh nhân còn có thể được yêu cầu xét nghiệm máu, dịch khớp… Chẩn đoán đúng bệnh là bước đầu tiên để điều trị bệnh đạt được kết quả.
Cách điều trị thoái hóa khớp chân
Đông y hay Tây y đều có khá nhiều cách để trị thoái hóa khớp chân. Bên cạnh đó người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp dân gian giảm đau, giúp mình được dễ chịu hơn.
Chữa bệnh theo Tây y
Khi phát hiện các triệu chứng ban đầu tốt nhất hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị sớm nhất. Tùy từng tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
Dùng thuốc Tây
Ở giai đoạn bệnh nhẹ, người thoái hóa khớp chân sẽ được chỉ định uống thuốc để điều trị. Các dược liệu chủ yếu có chức năng giảm đau, giảm sưng và giúp máu huyết đến các cơ quan được tốt hơn. Một vài loại thuốc hay được kê đơn để trị thoái hóa khớp có thể thể đến như:
- Paracetamol chữa đau nhức ở chân.
- Etoricoxia, Celecoxib, Meloxicam… thuộc nhóm NSAIDs.
- Thuốc bôi ngoài như Voltaren Emugel…
Bệnh nhân nên chú ý đây là những loại thuốc kê đơn nên tốt nhất đừng tự ý mua dùng. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để giúp giảm đau, trị thoái hóa khớp chân hiệu quả. Đặc biệt không nên bỏ thuốc giữa chừng về sau nếu muốn chữa trị lại sẽ càng khó hơn.
Tập các bài vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu rất cần thiết cho người bị mắc các bệnh xương khớp trong đó có thoái hóa khớp. Các bài tập này mang đến nhiều công dụng khác nhau như:
- Cải thiện tình trạng cứng khớp vào sáng sớm hay khi đứng ngồi quá lâu.
- Giảm đau khớp hiệu quả.
- Giúp các khớp linh hoạt hơn, ngăn ngừa tình trạng teo cơ.
Các bài tập không nên áp dụng một cách tùy tiện. Nếu tập sai chẳng những làm bệnh nhân thêm đau nhức mà tình trạng thoái hóa cũng nặng hơn.
Tiêm huyết tương
Huyết tương ở đây cần đạt được 2 yếu tố:
- Là huyết tương được lấy từ chính người bệnh.
- Có lượng tiểu cầu cao đạt tiêu chuẩn.
Huyết tương hay máu khi đã đạt 2 tiêu chuẩn trên sẽ được tiêm vào vùng khớp chân bị thoái hóa. Lượng máu này sẽ giúp giảm đau đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
Nội soi khớp
Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa giúp chữa thoái hóa khớp. Hiểu một cách đơn giản là biện pháp nội soi kết hợp với làm sạch sụn khớp. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khớp bằng cách cắt lọc và bào rửa khớp bằng nước muối.
Phẫu thuật
Với trường hợp bệnh thoái hóa khớp nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết. Mổ khớp đòi hỏi phải thật kinh nghiệm và cẩn trọng. Sở dĩ cách này không được áp dụng đầu tiên vì có khá nhiều rủi ro. Không chỉ vậy sau phẫu thuật cần thời gian phục hồi và khớp dù được thay thế vẫn sẽ trở nên yếu hơn ban đầu rất nhiều.
Tuy nhiên bù lại, phẫu thuật khớp lại có thể chấm dứt nhanh cơn đau, trị bệnh triệt để.
Chữa theo dân gian
Từ rất lâu trước đây trong dân gian đã lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh xương khớp mà đặc biệt là thoái hóa khớp. Đa phần người ta chú trọng đến các vị thuốc đơn giản, dễ tìm dùng để giảm đau, kháng viêm và cải thiện tình trạng sưng cứng.
Hiện nay, nhiều biện pháp dân gian tại nhà vẫn được áp dụng. Tuy nhiên nhiên bệnh nhân vẫn nên chọn các cách có cơ sở khoa học chứng minh để tránh hại bệnh nặng thêm.
Lá lốt chữa thoái hóa khớp
Cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng lá lốt đã được y học chứng minh. Theo đó, hợp chất ancaloit, benzylaxetat, beta – caryophylen có trong thảo dược này có thể giảm đau rất tốt. Ngoài ra chúng còn có thể kháng viêm, giảm sưng hiệu quả.
Cách thực hiện
- Sử dụng khoảng 20g lá lốt tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút.
- Vớt lá lốt ra để ráo nước rồi cho thêm 500ml nấu cùng.
- Nấu đến khi lượng nước còn lại tầm 100ml thì ngưng để nguội và dùng để uống.
Dùng nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến với vô số công dụng tốt cho sức khỏe. Trong nghệ có nhiều chất mà đặc biệt là curcumin có thể kháng khuẩn, chống oxy và giảm đau nhức khớp gối.
Cách thực hiện
- Dùng bột nghệ với lượng khoảng 1 muỗng cà phê.
- Pha phần bột nghệ này với lòng đỏ trứng gà và dầu dừa trộn cho thật đều.
- Uống hỗn hợp này mỗi ngày một lần để cải thiện các cơn đau do thoái hóa khớp.
Ngải cứu trị thoái hóa khớp chân
Ngải cứu là nguyên liệu dễ tìm mà cách làm cũng rất đơn giản. Trong loài cây này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, dược liệu mạnh nên giúp giảm nhanh cơn đau nhức khớp.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 300g ngải cứu tươi rửa cho thật sạch rồi giã nhuyễn.
- Sau đó vắt lấy nước trộn thêm 2 muỗng cà phê mật ong.
- Uống bài thuốc này mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và tối để chữa thoái hóa khớp.
Cách chữa theo Đông y
Các bài thuốc trị thoái hóa khớp chân theo Đông y chú trọng việc giảm đau, đồng thời ngăn chặn các yếu tố bên trong gây bệnh. Ưu điểm của thuốc Đông y so với thuốc Tây là ít tác dụng phụ gây hại sức khỏe. Ngoài thuốc, còn có phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cũng rất hiệu quả.
- Bài thuốc 1: Thanh ti đằng, vương cốt đằng, niêm hổ thái, cẩn tích, bạch thạch, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, hồ vương sứ giả, gối hạc, chi mẫu, dây đau xương.
- Bài thuốc 2: Hủ trường, bạch thạch, vương cốt đằng, ngọc thụ, độc hoạt, mộc miên, hy thiêm, tần quy, cỏ xước, thược dược, hồi thảo, cẩu tích.
- Bài thuốc 3: Thiên niên kiện, ngọc thụ, đương quy, chích cam thảo, thạch xương bồ, dạ giao đằng rễ kế, huyết đằng, rễ cây trinh nữ, thổ phục linh, đậu đen.
- Bài thuốc 4: Hoàng cầm, long đởm, quốc lão, xích linh, tần quy, sắn dây, quế chi, phòng phong, gừng.
4 bài thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân gợi ý ở trên được dùng bằng cách cho thêm nước để sắc uống. Tuy nhiên tốt nhất bệnh nhân nên được thầy thuốc bắt mạch và kê đơn. Tránh việc tự ý mua thuốc về dùng vừa sai liều lượng mà hiệu quả lại không đảm bảo.
Cách phòng thoái hóa khớp chân và lưu ý
Phòng bệnh thoái hóa khớp chân nếu chỉ khi lớn tuổi mới chú ý đến thì đã muộn. Ngay từ khi còn trẻ hãy thực hiện các biện pháp để bảo vệ xương khớp.
- Thói quen ăn uống đủ chất cho xương ngừa thoái hóa khớp là yêu cầu đầu tiên. Theo đó hãy chú ý thêm các món giàu canxi, vitamin D… trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra rượu bia, chất kích thích, nước ngọt… đều gây hại cho xương khớp, hãy tránh xa chúng.
- Tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp với sức khỏe. Tránh việc vận động nhiều quá mức ảnh hưởng đến đến khớp xương chân.
- Tránh thừa cân, béo phì tăng áp lực lên xương chân và nhiều phần xương khác trên cơ thể.
- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường về xương từ đó chữa trị sớm nhất.
- Không nên mang vác đồ quá nặng liên tục nhiều ngày. Nếu công việc bắt buộc thì phải có đồ bảo hộ nhằm giảm áp lực lên các khớp xương.
Có thể thấy thoái hóa khớp chân gây nên rất nhiều bất tiện cho người bệnh tuy nhiên vẫn có cách để điều trị. Bệnh nhân không nên quá lo lắng thay vào đó hãy giữ tinh thần thoải mái. Luôn nghe theo các chỉ dẫn từ phía bác sĩ sẽ giúp bệnh sớm được cải thiện, bớt các đau đớn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!