Trào ngược họng thanh quản là gì? Điều trị như thế nào để dứt điểm?
Bảng tóm tắt
Trào ngược họng thanh quản là hội chứng liên quan tới căn bệnh trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng ít phổ biến nên không phải ai cũng biết tới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để giúp quý độc giả hiểu hơn về hội chứng này.
Trào ngược họng thanh quản và những điều cần biết
Để hiểu hơn về hội chứng này, trước hết độc giả cần nắm được trào ngược họng thanh quản là gì cũng như triệu chứng và nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Trào ngược họng thanh quản là gì?
Trào ngược họng thanh quản là hội chứng xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược đi vào vùng họng và thanh quản. Các cơ quan này khi phải tiếp xúc với axit trong dịch dạ dày lâu ngày sẽ gây ra những tổn thương và viêm nhiễm cho lớp niêm mạc.
Tình trạng trào ngược dạ dày thanh quản có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, có một số đối tượng nguy cơ cao dễ mắc phải hơn, bao gồm:
- Người thừa cân béo phì.
- Người bệnh thói quen ăn uống không lành mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, sử dụng rượu bia hay chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe
- Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Người thường xuyên căng thẳng, áp lực công việc dẫn đến trào ngược họng thanh quản
- Người có cơ thắt thực quản bị biến dạng.
Nguyên nhân gây trào ngược thanh quản
Giống như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản gây ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động không hiệu quả. Trong điều kiện bình thường, khi cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nó sẽ chỉ mở ra để đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày sau đó đóng chặt lại để ngăn chặn hiện tượng trào ngược. Tuy nhiên, khi cơ thắt thực quản suy yếu, dịch dạ dày đem theo axit và cả vụn thức ăn có thể trào ngược lên trên, gây hại cho thực quản, thanh quản và vùng họng.
Triệu chứng của trào ngược họng thanh quản
Bên cạnh những triệu chứng điển hình của trào ngược như: Thường xuyên xuất hiện cơn đau dạ dày, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng. Người bệnh còn xuất hiện những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp như:
- Khó nuốt và đau khi nuốt
- Khàn tiếng, thường xuyên đằng hắng
- Đắng họng và cảm thấy bị mắc ở cổ họng
- Đau rát cổ họng
- Ho thường xuyên
Trào ngược dạ dày thanh quản khá phổ biến ở trẻ nhỏ do chức năng cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản không đủ mạnh để ngăn chặn thức ăn và dịch dạ dày trào ngược. Một số dấu hiệu giúp nhận biết trào ngược thanh quản ở trẻ là: ho, nôn trớ, khàn giọng, quấy khóc, chán ăn và chậm tăng cân.
Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?
Ở trẻ nhỏ, thông thường tình trạng trào ngược họng thanh quản sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bệnh có thể kéo dài và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Rối loạn hô hấp
- Khàn tiếng, ho mạn tính
- Viêm thanh quản, viêm phổi tái phát nhiều lần
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Với người trưởng thành, trào ngược dạ dày thanh quản gây ra rất nhiều khó chịu và bất tiện trong đời sống hàng ngày cho người bệnh. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho mô lót thực quản, dây thanh quản và cổ họng. Đây là nguyên nhân gây ra viêm loét, để lại mô sẹo và làm tăng nguy cơ ung thư.
Chính vì vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của viêm thanh quản trào ngược hay thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng hoặc sụt cân không rõ lý do; bệnh nhân nên sớm đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Điều trị trào ngược thanh quản như thế nào?
Trào ngược dạ dày thanh quản thường được chẩn đoán bằng chụp X-quang hoặc nội soi. Trong đó nội soi là phương pháp giúp xác định chính xác nhất những vấn đề và mức độ tổn thương bên trong thanh quản, thực quản và dạ dày. Khi đã xác định được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
Thông thường, trào ngược thanh quản có thể khắc phục được bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ ăn và lối sống để chữa bệnh hiệu quả và triệt để nhất.
Sử dụng thuốc Tây y điều trị trào ngược họng thanh quản
Tương tự như trào ngược dạ dày thực quản, điều trị trào ngược thanh quản cũng sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng axit: Với tác dụng trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa trào ngược, và triệu chứng đi kèm.
- Thuống kháng thụ thể H2: Giảm tiết axit dạ dày dựa trên cơ chế ức chế chọn lọc thụ thể histamin H2.
- Thuốc ức chế bơm proton: Cũng có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, tuy nhiên công dụng mạnh hơn nên thường được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng, tuy chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng.
Điều trị trào ngược họng thanh quản bằng thuốc Đông y
Bên cạnh thuốc Tây y, một giải pháp điều trị khác cho các bệnh nhân bị trào ngược họng thanh quản là dùng thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày. Phương pháp điều trị này thường cần thời gian lâu hơn nhưng hiệu quả không hề thua kém, được đánh giá an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nếu quý vị đang băn khoăn tìm kiếm một địa chỉ như vậy thì nên đến với trung tâm Thuốc dân tộc – một trong những địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. Đội ngũ bác sĩ Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm của trung tâm đã trực tiếp nghiên cứu và bào chế bài thuốc Sơ can Bình vị tán – bài thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày được đánh giá rất cao hiện nay.
Điều trị trào ngược bằng Sơ can Bình vị tán có các ưu điểm:
- Nguyên liệu thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được lựa chọn kỹ lưỡng, đạt chuẩn GACP – WHO.
- Giúp bổ tỳ, kiện vị, khắc phục tận gốc nguyên nhân gây trào ngược.
- An toàn, lành tính, có khả năng chữa dứt điểm trào ngược dạ dày chỉ trong một lộ trình điều trị kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
- Điều trị được cho cả các trường hợp trào ngược dạ dày có vi khuẩn Hp.
- Thuốc được bào chế dưới dạng cao mềm và viên hoàn, tiện lợi cho người sử dụng.
- Bệnh nhân sẽ được thăm khám, kê đơn và hỗ trợ nhiệt tình bởi đội ngũ y bác sĩ của trung tâm Thuốc dân tộc trong suốt quá trình điều trị.
Đến nay khi ứng dụng vào thực tiễn đã điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh đau dạ dày nói chung và trào ngược họng thanh quả nói riêng.
Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống
Thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt có thể giúp tình trạng trào ngược họng thanh quản được cải thiện đáng kể. Những điều chỉnh này nên được bệnh nhân duy trì ngay cả khi đã chữa khỏi trào ngược để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tái phát.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống khi bị trào ngược thanh quản:
- Nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi vào bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chua và thực phẩm có chứa chất kích thích làm tăng tiết axit dạ dày và tạo gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa.
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp giảm nồng độ axit dạ dày và làm dịu cổ họng.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm lượng thức ăn dung nạp trong mỗi bữa, giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Một số lưu ý liên quan tới thói quen sinh hoạt:
- Sau khi ăn, nên ngồi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng; tránh làm việc luôn hoặc đi nằm ngay.
- Nên dùng bữa cuối trong ngày trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ, tránh ăn đêm.
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và kê cao gối đầu để hạn chế nguy cơ trào ngược khi ngủ.
- Tập luyện thể thao thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh và giữ mức cân nặng hợp lý. Béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thanh quản.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để duy trì trạng thái tâm lý cân bằng. Tránh căng thẳng, lo âu thường xuyên không tốt cho sức khỏe và hoạt động của hệ tiêu hóa.
Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thanh quản
Trào ngược thanh quản có thể được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật trong một số trường hợp sau đây:
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và lối sống không giúp ích nhiều trong điều trị bệnh.
- Điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả do cơ thể người bệnh không đáp ứng.
- Trào ngược họng thanh quản ở mức độ nặng, đã gây ra những biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thanh quản.
Phẫu thuật sẽ thực hiện những can thiệp giúp phục hồi cơ thắt thực quản dưới, để cơ quan này trở lại hoạt động đúng với chức năng của chiếc van 1 chiều, ngăn cản dịch vị dạ dày trào ngược.
Trào ngược họng thanh quản có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Hơn thế nữa, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi những triệu chứng bất thường xuất hiện, bệnh nhân nên sớm đi khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để có thể chữa dứt điểm căn bệnh này trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!