Hắc lào ở chân, tay: Nguyên nhân, triệu chứng điển hình và cách điều trị

Hắc lào ở chân, tay là một tình trạng khá phổ biến đối với nhiều người, đặc biệt thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân, gây ngứa ngáy và khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng điển hình của bệnh hắc lào ở chân – tay cũng như một số cách điều trị hiện nay.

Hắc lào ở chân, tay là gì?

Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng do tế bào nấm phát triển và ký sinh trên da. Nó thường tạo ra một tổn thương hình nhẫn, màu đỏ hồng nhạt ở vùng trung tâm. Các cạnh của tổn thương có thể hơi gồ lên và thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa. 

Hắc lào ở chân là tình trạng thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc di chuyển của người bệnh
Hắc lào ở chân là tình trạng thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc di chuyển của người bệnh

Hắc lào ở chân thường xuất hiện nhiều ở các kẽ ngón chân, mu bàn chân. Đây là những vùng da gấp nếp nên sẽ vô cùng khó chịu, cản trở việc di chuyển cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hơn nữa, người bệnh hắc lào ở chân cũng sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm vì chân luôn bốc ra mùi hôi khó chịu do các tế bào nấm ký sinh gây hắc lào. Bên cạnh đó, hắc lào ở tay cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự, chỉ khác ở vị trí.

Bệnh hắc lào ở tay, chân có nguy hiểm không?

Tuy nhìn có vẻ nghiêm trọng nhưng thực chất, các bác sĩ, chuyên gia da liễu đều khẳng định hắc lào ở chân, tay không gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, khiến cho hoạt động của họ trở nên khó khăn hơn với những triệu chứng điển hình. Một số ảnh hưởng của bệnh hắc lào ở chân, tay thường được nhiều bệnh nhân nhắc đến có thể kể như:

Ảnh hưởng tới tâm lý, khiến người bệnh khó chịu, không thoải mái

Hắc lào ở chân, tay luôn tạo cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy thường xuyên. Đặc biệt, những vùng da dễ bị bệnh lại khá mỏng và gấp nếp nên mức độ khó chịu lại càng nghiêm trọng hơn, có thể khiến nhiều bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi…

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ làn da

Tổn thương lâu ngày do hắc lào ở chân, tay gây ra, các lớp sừng chồng chất dễ khiến người bệnh gặp phải tình trạng chàm hóa. Chưa kể, nếu không được điều trị kịp thời, chăm sóc cẩn thận thì những vùng da này rất dễ để lại sẹo, thâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của mỗi người.

Hắc lào ở chân, tay lan rộng dễ gây bội nhiễm

Bệnh hắc lào nói chung, hắc lào ở chân hay tay nói riêng đều có khả năng lan rất nhanh do các tế bào nấm ký sinh ngày càng phát triển. Lúc này, hắc lào ở chân, tay bắt đầu chiếm một diện tích lớn hơn, khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy nhiều hơn và không kìm chế được mà cào, gãi, dễ dẫn đến nhiễm trùng và gây bội nhiễm tại những khu vực bị tổn thương.

Nguyên nhân bệnh hắc lào ở chân và tay

Hắc lào là một bệnh nhiễm nấm do nhiều loại nấm như malassezia furfur, trichophyton, microsporum, epidermophyton sống trên các tế bào ở lớp ngoài của da gây ra. Những loại nấm này có kích thước rất nhỏ, có thể ký sinh lên da người từ bất cứ đâu và phát triển nhất trong môi trường ẩm ướt.

Một số nguyên nhân khiến người bệnh dễ nhiễm nấm, bị hắc lào ở chân và tay có thể kể đến như:

  • Lây nhiễm nấm do tiếp xúc với vùng da hắc lào của người bệnh: Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp, da kề da với người bệnh. Nếu bạn vô tình chạm phải vùng da của người bệnh hắc lào, bạn có khả năng cao bị lây nhiễm nấm.
  • Lây nhiễm nấm từ động vật: Bạn có thể mắc bệnh hắc lào ở chân và tay khi chạm vào động vật có ký sinh trùng nấm tồn tại. Nấm có thể tấn công khi bạn đang vuốt ve hoặc chải lông cho chó, mèo, vật nuôi. Bên cạnh đó, một số người còn quá gần gũi, thân thiết với động vật đến mức cho chúng lên giường ngủ cùng. Điều này càng làm tăng khả năng lây nấm dẫn đến bệnh hắc lào.
  • Lây nhiễm nấm từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày: Bệnh hắc lào có thể lây lan khi bạn tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm nấm từng chạm vào hoặc sử dụng. Một số đồ dùng, vật dụng dễ khiến bạn bị lây hắc lào ở chân và tay có thể kể đến như quần áo, khăn tắm, chăn, ga giường, tất,…
  • Lây nhiễm nấm từ môi trường xung quanh: Trong một số trường hợp hiếm hoi, đặc biệt là bệnh hắc lào ở chân – tay có thể xuất hiện khi bệnh nhân sống, làm việc trong môi trường không đủ vệ sinh, ô nhiễm, không sạch sẽ, an toàn, ẩm thấp. Nguồn nước bẩn, khí hậu thay đổi thất thường, độ ẩm cao,… là những điều kiện lý tưởng để tế bào nấm phát triển và ký sinh trên cơ thể người. 
  • Ngoài ra, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với bùn, đất, đi chân trần như nông dân, người làm vườn,… nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn rất nhiều. VI khuẩn, nấm trong bùn đất sẽ tấn công trực tiếp và ký sinh tại da chân, gây ra hắc lào ở chân hoặc tay.
Có rất nhiều nguyên nhân xung quanh khiến bạn bị hắc lào ở chân
Có rất nhiều nguyên nhân xung quanh khiến bạn bị hắc lào ở chân
  • Nhiễm nấm do hệ miễn dịch kém: Những người có tuyến mồ hôi mạnh, da dầu hoặc đang trong giai đoạn rối loạn nội tiết, rối loạn hormone trong cơ thể khiến hệ miễn dịch tự nhiên bị yếu đi cũng rất dễ bị nhiễm nấm, gây ra hắc lào ở tay hay chân.
  • Nhiễm nấm do thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém: Thói quen sinh hoạt, cách vệ sinh hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn có dễ bị nhiễm nấm hay không. Rất nhiều người thường có thói quen vệ sinh cá nhân sơ sài, đặc biệt là nam giới. Đôi lúc, đi một đôi tất bẩn cả tuần, đi giày ẩm, mốc, không rửa chân kỹ và thường xuyên,… cũng là những nguyên nhân hết sức đơn giản khiến bạn mắc bệnh hắc lào ở chân.

Triệu chứng điển hình của hắc lào ở chân, tay

Bệnh hắc lào ở chân hoặc tay thường có biểu hiện chủ yếu là những mảng da phát ban hình nhẫn có màu hồng đỏ với nhiều kích thước khác nhau. Ngoài ra, có thể kể đến một số triệu chứng điển hình khác như:

  • Thường xuyên cảm thấy ngứa.
  • Một vùng da có màu sắc tách biệt rõ ràng hoặc có vảy bên trong vòng nhẫn, có thể kèm theo một vài nốt mụn đỏ.
  • Hắc lào ở chân – tay có thể bắt đầu với một số mảng da hơi gồ lên nhẹ, có hình vòng nhẫn. Tuy nhiên, theo thời gian, các vòng này hơi nâng lên, mở rộng ra và ngày càng chiếm nhiều diện tích hơn.
  • Trong thời gian xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Các vòng chồng chéo, xuất hiện nhiều giữa các ngón chân/tay và mu bàn chân/tay.
  • Nếu cào gãi nhiều, da có thể bị phồng rộp và tấy đỏ, bong tróc, nứt nẻ.
Triệu chứng của bệnh hắc lào ở chân cũng tương tự như hắc lào tại các vùng da khác
Triệu chứng của bệnh hắc lào ở chân cũng tương tự như hắc lào tại các vùng da khác

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, người bệnh cũng nên chú ý đến một vài dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng nấm bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức, sưng đỏ, hoại tử da.
  • Các mảng da hắc lào ngày càng lan rộng hơn và có thể chảy mủ.
  • Bệnh nhân sốt cao không rõ nguyên nhân.
  • Phát ban ngày càng lan rộng.

Những phương pháp trị hắc lào ở chân – tay hiệu quả

Để điều trị bệnh hắc lào, hắc lào ở chân – tay hiệu quả, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng da bên ngoài, tìm hiểu về tiền sử bệnh cũng như những yếu tố liên quan đến nguyên nhân như đã từng tiếp xúc với những người mắc bệnh chưa, bạn có tiếp xúc với động vật hoặc môi trường sống có đảm bảo vệ sinh không. Từ đó, nguyên nhân gây bệnh mới rõ ràng và bệnh nhân mới có được hướng điều trị phù hợp.

Điều trị hắc lào ở chân – tay với Tây y

Việc sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi thuộc các nhóm thuốc kháng nấm để ức chế triệu chứng của hắc lào, hắc lào ở chân – tay đã trở nên rất phổ biến với người bệnh hiện nay. Để được sử dụng thuốc đúng cách, phù hợp, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ, nắm rõ tình trạng của mình.

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể lấy mẫu da hắc lào của bạn để thực hiện xét nghiệm, tìm hiểu kỹ hơn về bệnh. Sau khi xem xét, việc chẩn đoán, điều trị hắc lào cũng sẽ dễ dàng hơn.

Nguyên tắc điều trị hắc lào ở chân – tay theo Tây y cần đảm bảo một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ đúng chỉ định, liều lượng, thời gian dùng thuốc do bác sĩ trực tiếp hướng dẫn để cải thiện bệnh, hạn chế tình trạng tái phát.
  • Trong quá trình điều trị, tuyệt đối tránh dùng chung vật dụng sinh hoạt và quần áo cá nhân với người khác.
  • Ngoài ra, khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên cào, gãi mạnh, tránh làm trầy xước, tổn thương da, gây nhiễm trùng, bội nhiễm thêm vi khuẩn.

Với những trường hợp nhẹ, có thể sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ, ngoài da như kem bôi, thuốc mỡ hoặc bột kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ. 

Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như: Lamisil, Ketoconazole, LAX, Miconazole, Kedermfa Cream… Những loại thuốc này đều có chứa thành phần kháng nấm mạnh, ức chế tế bào nấm phát triển và lan rộng đồng thời tái tạo, phục hồi các tổn thương trên bề mặt da.

Người bệnh thường sử dụng các loại kem bôi để trị hắc lào ở chân
Người bệnh thường sử dụng các loại kem bôi để trị hắc lào ở chân

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi các triệu chứng đã giảm, người bệnh nên dùng thuốc khoảng 1 tuần nữa để tránh tình trạng hắc lào, hắc lào ở chân hoặc tay tái phát.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, ngoài điều trị tại chỗ bằng các loại thuốc bôi kháng nấm, bác sĩ cũng có thể kê cho bạn sử dụng thêm một số loại thuốc uống. Một số loại thuốc uống thường được dùng cho bệnh nhân hắc lào, hắc lào ở chân tay có thể kể đến như: Thuốc trị nấm Fluconazol Stada 150mg dạng viên uống, Griseofulvin 500mg,…

Khi sử dụng các loại thuốc uống này, các tế bào nấm sẽ bị ức chế, thuốc sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào của chúng. Tuy nhiên, người bệnh cần điều trị ở mức độ, liều lượng và thời gian ổn định. Bạn cũng nên nhớ kỹ và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì sử dụng thuốc uống quá liều, không đúng cách rất dễ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như các phản ứng kích ứng, sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…

Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh gan, thận, huyết áp, dị ứng hay phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,… cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc uống kháng nấm. Những bệnh nhân này cần có sự đồng ý và hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng gan, thận,… nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức cho phép.

Thời gian điều trị hắc lào, hắc lào ở chân hay tay với các loại thuốc Tây còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ và nguyên nhân bệnh của mỗi người. Thông thường, các triệu chứng hắc lào ở chân hoặc tay sẽ được cải thiện sau khoảng 4 tuần điều trị. Với vùng da đùi, hắc lào thường sẽ được cải thiện sau 2 đến 8 tuần. Tuy nhiên, người bệnh cần chuẩn bị sẵn tinh thần hắc lào ở chân – tay có thời gian điều trị lâu nhất, cần được quan tâm, chú ý nhiều nhất.

Bệnh nhân hắc lào ở chân cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị với các loại thuốc uống, kem bôi kháng nấm
Bệnh nhân hắc lào ở chân – tay cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị với các loại thuốc uống, kem bôi kháng nấm

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây trị hắc lào ở chân – tay, người bệnh cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo vùng da bị bệnh. Ngoài ra, hạn chế đi tất, vớ, để cho da chân luôn được thông thoáng, ngăn chặn sự phát triển của nấm. Việc sử dụng thuốc như thế nào cũng không nên tùy tiện mà phải tuyệt đối thực hiện theo lời dặn của bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy có vướng mắc hoặc điều trị theo thời gian quy định mà tình trạng vẫn không thuyên giảm, hãy tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và giải quyết.

Trị hắc lào ở chân – tay tại nhà

Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng dược tính từ những loại cây, lá vườn nhà để ức chế sự phát triển của nấm, khuẩn, cải thiện tình trạng hắc lào, hắc lào ở chân – tay với những trường hợp nhẹ. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp bạn trị hắc lào ở chân – tay tại nhà dễ dàng, tiết kiệm.

Chữa hắc lào bằng nghệ tươi

Nghệ tươi thường được biết đến là loại dược liệu tốt cho da với tinh chất curcumin. Không chỉ giúp tái tạo, phục hồi tế bào da hiệu quả, nghệ còn có khả năng kháng nấm với nhiều vitamin, dưỡng chất khác. Bởi vậy, rất nhiều người vẫn sử dụng cách làm này để trị hắc lào ở chân – tay tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân chọn 1 củ nghệ tươi, nạo vỏ và rửa sạch.
  • Sau đó, bạn cho nghệ vào cối giã nát, lấy nước cốt thoa đều lên vùng da chân bị hắc lào.
  • Chú ý vệ sinh sạch tay và vùng da bệnh trước khi thoa nước cốt nghệ tươi lên đó.
Trị hắc lào ở chân bằng nghệ tươi là phương pháp đơn giản có thể thực hiện thường xuyên tại nhà
Trị hắc lào ở chân – tay bằng nghệ tươi là phương pháp đơn giản có thể thực hiện thường xuyên tại nhà

Đối với những vùng da tổn thương do cào, gãi hoặc những vùng da bị thâm, sẹo, bạn có thể sử dụng nghệ tươi để bôi lên nhằm phục hồi làn da đều màu hơn.

Dùng chuối xanh trị hắc lào

Chuối xanh chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da và đặc biệt có khả năng kiểm soát sự phát triển của các tế bào nấm gây hắc lào ở chân – tay. Bởi vậy, đây được xem là một cách làm đơn giản, dễ dàng để cải thiện bệnh ngay tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Bạn vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch, để khô. Dùng 1 quả chuối xanh, bỏ vỏ và cắt thành lát mỏng. 
  • Dùng những lát chuối này đắp lên vùng da bị hắc lào ở chân – tay trong khoảng 30 phút. Trong quá trình đắp, bạn có thể xoa nhẹ lát chuối để nhựa chuối dàn đều ra khắp vùng da bệnh.
Trong nhựa của chuối xanh có chứa thành phần chống oxy hóa, kháng nấm, rất có ích trọng việc trị hắc lào ở chân tại nhà
Trong nhựa của chuối xanh có chứa thành phần chống oxy hóa, kháng nấm, rất có ích trọng việc trị hắc lào ở chân – tay tại nhà

Cách này cần thực hiện thường xuyên, tốt nhất là 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị. 

Dùng gáo dừa cho người bị hắc lào

Tuy chỉ là một phương pháp được dân gian truyền miệng nhưng nhiều người cho rằng gáo dừa có chứa nhiều hoạt chất, chất chống nấm, viêm. Vì vậy, nguyên liệu tự nhiên này thường được sử dụng trong các trường hợp da sưng tấy, ngứa rát, đặc biệt cho người bị hắc lào, hắc lào ở tay – chân.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh vệ sinh thật sạch và để khô vùng da hắc lào.
  • Sau đó, sử dụng một mảnh gáo dừa (lớp vỏ ngoài màu nâu đen ở quả dừa già) đem đốt. Tốt nhất bạn nên sử dụng gáo dừa tươi sẽ tốt hơn thay vì gáo dừa khô.
  • Đốt đến khi phần gáo dừa sủi những mảng bọt.
  • Sau đó, bạn sử dụng thìa gạt những mảng bọt đó và bôi trực tiếp lên vùng da bị hắc lào ở chân – tay.
Dùng gáo dừa trị hắc lào ở chân là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau sử dụng
Dùng gáo dừa trị hắc lào ở chân – tay là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau sử dụng
  • Mỗi lần thực hiện, bạn chỉ nên bôi một lớp mỏng bọt gáo dừa này lên da và thoa nhẹ, đều để che phủ hết vùng da bị hắc lào.
  • Thực hiện 1 lần/ ngày và cần điều trị liên tục trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Lưu ý:

Những biện pháp trị hắc lào ở chân – tay tại nhà bằng các nguyên liệu có sẵn chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bội nhiễm, người bệnh cần thăm khám cẩn thận để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời.

Trị hắc lào ở chân – tay với Đông y

Theo Đông y, hắc lào chủ yếu do tác động từ các yếu tố phong tà, khí huyết. Trong đó, phong tà xâm kích, khí huyết ứ trệ, thận hư, gan khó đào thải độc tố dẫn đến hệ miễn dịch tự nhiên cũng bị ảnh hưởng, gây bệnh cho da. 

Đông y chú trọng vào Thanh – Thấp – Nhiệt, giải độc, tiêu viêm từ bên trong bằng các dược liệu thiên nhiên có tính kháng sinh thực vật. Nhờ vậy, không chỉ giúp đào thải độc tố, dưỡng huyết, khu phong, trừ thấp, nhiệt, phương pháp này còn giúp cân bằng tạng phủ, ổn định hệ miễn dịch, từ đó cải thiện bệnh hắc lào từ căn nguyên và tốt cho sức khỏe nói chung.

Những bài thuốc Đông y trị hắc lào, hắc lào ở chân – tay đều thực hiện theo pháp trị từ các yếu tố bên trong đến cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Bởi vậy, bệnh được đẩy lùi từ căn nguyên, hiệu quả ổn định, giúp da khỏe hơn, ít tái phát. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc rửa ngoài da.

Trị hắc lào ở chân bằng Đông y là phương pháp an toàn, thân thiện với làn da
Trị hắc lào ở chân – tay bằng Đông y là phương pháp an toàn, thân thiện với làn da

Một số bài thuốc thường dùng trong trị bệnh hắc lào ở chân – tay:

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: 10 lá trầu không, 2 quả khế xanh và 100gr hạt muồng.
  • Người bệnh rửa sạch nguyên liệu, giã nhuyễn rồi cho vào một tấm vải mỏng, đắp và thoa đều lên vùng da bị hắc lào. 
  • Thực hiện các thao tác này trong khoảng 30 phút và nên áp dụng 2 lần/ngày.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: 20gr hạt muồng trâu tươi, 12gr hạt bồ kết tươi, 100ml rượu trắng.
  • Bạn giã nát hai loại hạt trên và đổ vào 1 bình thủy tinh lớn. Sau đó, bạn lấy rượu trắng đổ vào bình ngâm cùng hạt. Ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng.
  • Dùng bông thấm rượu rồi thoa nhẹ lên vùng da bị hắc lào ở chân – tay. Mỗi ngày một lần, dùng đều đặn để thấy được kết quả.

Bài thuốc 3

  • Nguyên liệu: 100gr rễ cây bạch hoa xà, 20ml cồn 90 độ.
  • Bỏ lõi, rửa sạch rễ cây bạch hoa xà.
  • Sử dụng cồn 90 độ đổ vào bình, cho rễ cây đã sơ chế vào và ngâm như vậy khoảng 1 tuần. Sau khi dung dịch đủ thời gian, bệnh nhân vệ sinh sạch vùng da cần điều trị, lấy bông gòn thấm thuốc và thoa nhẹ lên từng mảng da hắc lào ở chân – tay.
  • Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.

Bài thuốc 4

  • Nguyên liệu: Vỏ cây đại tươi, 50gr củ chút chít, 100ml cồn 70 độ.
  • Rửa sạch các nguyên liệu cần dùng rồi đem giã nát.
  • Ngâm hỗn hợp vừa giã được với dung dịch cồn 70 độ trong khoảng 7 ngày.
  • Vệ sinh sạch vùng da bệnh.
  • Mỗi ngày, lấy bông gòn thấm dung dịch đã ngâm thoa trực tiếp lên vùng da bị hắc lào ở chân – tay. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày.

Ngoài những bài thuốc trên, người bệnh có thể tìm mua một số sản phẩm thảo dược Đông y trị hắc lào. Những loại kem này được sản xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ khi điều trị hắc lào trên da. Đặc biệt, các sản phẩm, phương pháp điều trị bằng Đông y rất phù hợp với một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc người có tiền sử bệnh gan, thận, dị ứng,…

Bên cạnh những bài thuốc điều trị theo thang, người bệnh còn có thể sử dụng một số loại kem bôi thảo dược giúp trị hắc lào ở chân hiệu quả
Bên cạnh những bài thuốc điều trị theo thang, người bệnh còn có thể sử dụng một số loại kem bôi thảo dược giúp trị hắc lào ở chân hiệu quả

Tuy an toàn, lành tính hơn so với các loại thuốc Tây, thuốc tân dược, nhưng người bệnh cũng nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bằng phương pháp Đông y. Điều này sẽ giúp bạn có một phác đồ điều trị đúng, hiệu quả, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Hắc lào ở chân – tay ăn gì? Kiêng gì?

Người bệnh hắc lào, hắc lào ở chân – tay ngoài việc điều trị thì cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống, dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Trong thời gian điều trị hắc lào, bệnh nhân nên kiêng một số thực phẩm dễ gây ngứa, dị ứng, sẹo, thâm… như sau:

Đồ tanh 

Các loại hải sản như tôm, cua… là những món mà bạn không nên ăn. Nhóm thực phẩm này rất dễ gây kích ứng, dị ứng, ăn vào sẽ gây ngứa và sưng đỏ da, khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Hơn nữa, khi ngứa nhiều, bạn sẽ thường xuyên cào, gãi, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, tái tạo tế bào da, thậm chí có thể khiến hắc lào lan nhanh hay nhiễm trùng.

Rau muống

Rau muống là thực phẩm mà chúng ta vẫn thường nhắc nhau phải kiêng khi gặp các tổn thương ngoài da, nhất là với trường hợp mắc bệnh hắc lào (lác đồng tiền). Tuy có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, cung cấp xơ và nhuận tràng nhưng rau muống cũng kích thích các tế bào da tăng sinh thái quá, làm xuất hiện sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

Thịt bò 

Thịt bò có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng với những người đang điều trị hắc lào, hắc lào ở chân – tay thì không nên ăn thực phẩm này. Thịt bò kích thích lên da non nhưng lại khiến vùng da này bị sẫm màu, để lại những vết thâm sau khi các tổn thương đã lành. Vì vậy, người bệnh hắc lào ở chân – tay đặc biệt lưu ý không ăn thịt bò để tránh để lại những vết thâm xấu xí trên da.

Gạo nếp 

Đồ nếp có tính nóng, dẻo, dễ tích tụ nhiệt dưới da, không tốt cho việc điều trị. Ngoài ra, ăn đồ nếp khi bị hắc lào ở chân – tay cũng dễ khiến cho vết thương mưng mủ, mọc mụn nước, gây ngứa và khó lành. Khi vết thương vỡ ra, bạn cũng có thể sẽ bị nhiễm trùng nếu không giữ gìn cẩn thận.

Kiêng thịt gà

Thịt gà từ lâu đã được dân gian truyền miệng là một trong những món ăn cần kiêng khi bị tổn thương ngoài da, nhất là hắc lào, hắc lào ở chân – tay. Thịt gà có tính nóng, sinh nhiệt nên khiến da bị sưng tấy, mưng mủ, vết thương vì vậy mà cũng lâu lành hơn. Ngoài ra, ăn thịt gà khiến cho cơ thể nạp vào lượng protein lớn, kích thích tăng sinh tế bào da mới một cách đột ngột, dễ để lại sẹo.

Hoa quả, trái cây nhiều đường

Việc ăn hoa quả, trái cây là rất cần thiết với bệnh nhân bị hắc lào ở chân – tay. Tuy nhiên, trái cây chứa nhiều đường sẽ khiến cho vùng da bị hắc lào dễ nhiễm trùng, cung cấp thêm lượng đường cần thiết để nấm phát triển và lan rộng hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng những loại trái cây ít đường, giàu vitamin C, A, B,… để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và giúp cải thiện làn da tốt hơn.

Trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa

Trứng, sữa chứa nhiều đạm, dễ làm cho da bị chàm hóa, không tốt cho quá trình phục hồi của người bệnh hắc lào ở chân – tay. Ngoài ra, sử dụng các thực phẩm này cũng dễ kích thích nấm phát triển và lan rộng, làm cho tình hình thêm nghiêm trọng, khó kiểm soát.

Rượu bia, chất kích thích

Rượu bia, các chất kích thích khiến cho sức khỏe, hệ miễn dịch suy giảm, không tốt cho việc giải độc, kháng nấm. Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế những loại đồ uống này để sức khỏe được cải thiện tốt, hệ miễn dịch làm việc hiệu quả, bài độc tố, giúp cải thiện làn da.

Trong quá trình điều trị, bạn nên kiêng một số thực phẩm để cải thiện hắc lào ở chân tốt hơn
Trong quá trình điều trị, bạn nên kiêng một số thực phẩm để cải thiện hắc lào ở chân tốt hơn

Ngoài những thực phẩm nên kiêng được nhắc đến ở trên, người bệnh hắc lào, hắc lào ở chân cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày một số thực phẩm cần thiết cho sức khỏe, giúp cải thiện làn da tốt hơn như:

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch. Bổ sung vitamin A thường xuyên cũng sẽ giúp cơ thể của bạn miễn dịch tốt hơn, tự sản sinh ra các kháng thể giúp ức chế vi khuẩn nấm gây bệnh hắc lào, hắc lào ở chân – tay, phục hồi tổn thương da và giảm đau, ngứa hiệu quả.

Ngoài ra, vitamin A còn là một trong những chất kích thích sản sinh collagen, giảm sự hình thành của các tế bào sừng hóa, giúp làn da khỏe mạnh. Từ đó, làn da của bạn cũng sẽ khỏe hơn, các tế bào da được củng cố tốt hơn để tránh khỏi những tác nhân xấu gây ảnh hưởng. Bạn có thể bổ sung vitamin A qua các loại thực phẩm quen thuộc như: Gấc, bơ, cà rốt, cải bẹ, khoai lang, dưa hấu, ớt chuông, gan động vật…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một trong những “chiến binh” giúp chống oxy hóa hiệu quả nhất. Không chỉ giúp làn da phục hồi, cải thiện tốt, vitamin C còn giúp cấp ẩm cho da, kích thích sản sinh collagen tự nhiên và kháng nấm, viêm hiệu quả.

Ngoài ra, vitamin C giúp bạn cải thiện sắc tố da khá tốt. Bởi vậy, ngay cả sau khi điều trị hắc lào ở chân – tay, bạn vẫn nên bổ sung vitamin C hàng ngày để làn da được khỏe, đẹp. Một số thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như: Cam, quýt, bưởi, xoài, dứa…

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E giúp bảo vệ và tái tạo cấu trúc tế bào da bền chặt và hiệu quả, rất cần thiết đối với những người bị hắc lào ở chân – tay. Khi bổ sung vitamin E thường xuyên, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi làn da không còn ngứa ngáy và bong tróc quá nghiêm trọng.

Bởi vậy, dù là người bị hắc lào hay mắc các bệnh da liễu nói chung đều nên bổ sung vitamin E trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vitamin E có nhiều trong một số thực phẩm như: Dầu oliu, bơ, khoai môn, cá hồi, các loại hạt, đậu, cà chua, xoài, kiwi…

Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin tốt cho da để giúp da khỏe, kháng nấm tốt
Bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin tốt cho da để giúp da khỏe, kháng nấm tốt

Tỏi

Không chỉ là một loại gia vị thường dùng, tỏi còn được coi là “thần dược” trong việc kháng khuẩn, viêm, nấm. Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng nấm da, hắc lào ở chân – tay hiệu quả, nâng cao đề kháng và miễn dịch tự nhiên cho người bệnh. Hoạt chất allicin ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tế bào nấm gây ra bệnh hắc lào ở chân – tay, giúp giảm triệu chứng tốt. Không chỉ được sử dụng như một món ăn, tỏi còn có thể cải thiện bệnh hắc lào ở chân – tay bằng cách dùng trực tiếp trên da.

Cách phòng ngừa bệnh hắc lào ở chân và tay

Tác nhân gây ra bệnh hắc lào, hắc lào ở chân – tay là các tế bào nấm. Chúng rất dễ tấn công da người qua môi trường, vật dụng hàng ngày hay qua nguồn lây trực tiếp… Bởi vậy, việc phòng tránh để hạn chế mắc bệnh là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Bạn có thể lưu ý một số điều sau để phòng tránh hắc lào ở chân – tay hiệu quả.

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là quần áo, giày dép, tất/vớ… với người khác.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vùng da chân.
  • Tránh đi giày, dép, tất ẩm.
  • Nếu bạn có nuôi thú cưng, cần hạn chế tiếp xúc quá gần gũi với chúng và phải vệ sinh, kiểm tra xem chúng có bị nhiễm nấm hay không.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh hắc lào để tránh lây bệnh. Nếu lỡ tiếp xúc, bạn cần rửa ngay vùng da vừa chạm vào hắc lào của người khác với xà phòng diệt khuẩn để hạn chế khả năng lây nhiễm.
  • Ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường, khu vực sống, chăn ga giường… 
  • Không đi chân trần trên đất, bùn hoặc những nơi có nguồn nước bẩn.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Giữ vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ là bước đầu giúp phòng tránh bệnh hắc lào ở chân hiệu quả
Giữ vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ là bước đầu giúp phòng tránh bệnh hắc lào ở chân – tay hiệu quả

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh hắc lào ở chân – tay. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn. Khi phát hiện bất cứ triệu chứng khác thường nào, bạn nên thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán tình trạng và hướng dẫn điều trị sao cho phù hợp. Chúc các bạn luôn khỏe!

Thông tin nên đọc:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *