3 cách trị mề đay bằng rượu đúng cách – Thận trọng khi sử dụng
Bảng tóm tắt
Trị mề đay bằng rượu có hiệu quả không, phải làm như thế nào? Chuyên gia khuyên rằng không thoa trực tiếp rượu lên vết thương khi bạn đang bị bệnh da liễu. Vậy tại sao trong dân gian lại lưu truyền cách trị mề đay bằng rượu và được nhiều người tin dùng như vậy? Nếu hư không nên thoa trực tiếp rượu trắng lên da khi bị nổi mề đay, thì người bệnh bên áp dụng mẹo trị bệnh nào để da hết nổi mẩn ngứa? Cùng tìm hiểu cách dùng rượu trị mề đay khoa học và chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Các nguyên tắc phải biết khi trị mề đay bằng rượu
Rượu là một loại đồ uống có chứa cồn được tạo ra nhờ quá trình chưng cất, lên men. Các thành phần có trong rượu có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, làm sạch da, chính vì thế trong dân gian mới lan truyền công dụng của rượu trong điều trị các bệnh về da.
Tuy nhiên, dùng rượu thoa trực tiếp lên da là điều hoàn toàn sai lầm, phản khoa học. Nồng độ cồn quá cao tiếp xúc trực tiếp với tế bào da sẽ dẫn đến da bị sưng, bỏng rát và ngứa ngáy nhiều hơn đồng thời còn làm chậm quá trình tái tạo, hồi phục da. Do đó, khi trị mề đay bằng rượu, bạn phải ghi nhớ những nguyên tắc sau:
- Không để rượu trắng tiếp xúc trực tiếp lên da khi da đang rất mẫn cảm do mề đay. Đặc biệt không dùng rượu để thoa lên vết thương hở trên da, vùng da bị trầy xước nhiều, đang chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không uống rượu khi bị mề đay bởi rượu gây hại cho gan, tích tụ độc tố càng làm bệnh mề đay trầm trọng hơn.
- Trong các bài thuốc chỉ nên dùng rượu trắng, không pha thêm cồn, không dùng các loại rượu khác.
Trị mề đay bằng rượu như thế nào hiệu quả?
Rất nhiều người sai lầm khi dùng rượu để thoa trực tiếp lên vùng da đang bị nổi mề đay. Các chuyên gia về da liễu cảnh báo đây là cách làm phản khoa học và không đem lại hiệu quả.
Vậy làm sao để sử dụng rượu trị ngứa nổi mề đay?
Cách làm chính xác nhất chính là dùng rượu ngâm với các loại thảo dược trong thời gian dài. Thực chất hiệu quả của cách trị mề đay bằng rượu chính là do công dụng của các loại thảo dược được ngâm lâu ngày chứ không phải do rượu.
Rượu ngâm thảo dược được ông cha ta lưu truyền lâu đời, sử dụng rộng rãi đến hiện nay nhưng vì nhiều lý do mà truyền miệng sai lệch. Kết quả là nhiều người vẫn tin rằng có thể dùng rượu trắng để thoa trực tiếp lên da, thậm chí dùng rượu để rửa vết thương hở.
Dưới đây là các bài thuốc ngâm rượu trị mề đay rất tốt mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, rượu thuốc ngâm càng lâu thì càng có hiệu quả. Rượu thuốc đã ngâm trong thời gian dài sẽ an toàn khi thoa ở ngoài da.
Ngâm rượu quả nhàu
Quả nhàu hay nhiều địa phương còn gọi là quả ngao, quả giàu,… thường mọc hoang, được thấy nhiều nhất ở vùng sông suối ẩm thấp.
Theo ghi chép Đông y, quả nhàu có tính mát, vị hơi chát, vị hơi hăng, nồng, thường được thu hoạch để ngâm thuốc, đặc biệt là rượu thuốc.
Thành phần tinh dầu, hoạt chất Phytochemicals trong nhàu có công dụng giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch, rất tốt khi chữa mề đay.
Có 2 cách trị mề đay bằng rượu quả nhàu, tuỳ điều kiện mà bạn có thể uống hoặc thoa ngoài da.
Cách 1: Uống rượu ngâm quả nhàu khô
- Sử dụng 10 quả nhàu phơi khô, rửa sạch, xếp vào bình thuỷ tinh.
- Đổ 500ml rượu trắng vào sao cho ngập quả nhàu, dùng dụng cụ chèn gần nắp bình để nhàu khô không bị nổi lên trên mặt rượu.
- Đậy nắp và ngâm bình ở khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ quá cao trong khoảng 1 tháng.
Mỗi ngày bạn có thể uống 1 ly nhỏ trước bữa ăn, chỉ nên uống ngày 2 lần vào buổi trưa và tối.
Cách 2: Thoa rượu nhàu
Trong trường hợp không có sẵn rượu nhàu ngâm, bạn cũng có thể thoa rượu ngâm nhàu.
- Dùng 2 quả nhàu còn tươi, rửa sạch rồi giã nát bằng chày, ép lấy nước.
- Trộn 10ml rượu trắng 40 độ vào nước nhàu.
- Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, dùng băng gạc mềm, thấm rượu giàu rồi thoa đều lên da đang bị nổi mề đay.
Với cách làm này, do ngâm với rượu 40 độ nên an toàn cho da khi thoa. Thành phần dược liệu từ quả nhàu kết hợp với rượu sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. Mỗi ngày nên thực hiện từ 3 – 4 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Rượu và kinh giới chữa bệnh mề đay
Từ xa xưa, chữa mề đay bằng lá kinh giới không còn quá xa lạ bởi an toàn, đơn giản và hiệu quả.
Khi thấy ngứa ngáy, nổi sẩn ngứa, bạn có thể sử dụng cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà này, rất đơn giản và có thể dùng ngay.
- Chuẩn bị một nắm lá kinh giới (khoảng 100g), rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi để ráo nước.
- Dùng chày giã nát, thêm 2 – 3 ly rượu trắng 40 độ vào trộn đều, để khoảng 5 phút.
- Cho hỗn hợp thoa đều, chà xát nhẹ nhàng lên da cho đến khi khô lại rồi rửa sạch bằng nước mát.
Nên thực hiện đều đặn mỗi tối hoặc bất cứ lúc nào có xuất hiện mề đay. Lưu ý, không dùng bài thuốc trên da nhạy cảm như da mặt và bụng.
Trị mề đay bằng rượu đinh lăng
Đinh lăng được dân gian gọi vui là “củ nhân sâm của người Việt”, tất cả bộ phận từ rễ, thân hay lá đinh lăng đều được sử dụng để làm thuốc rất tốt.
Thông thường để ngâm rượu, người ta sẽ sử dụng rễ đinh lăng. Rễ đinh lăng có tính mát, vị đắng, khi ngâm rượu sẽ đem đến công dụng giải độc, tiêu viêm, chống dị ứng,… phù hợp với bệnh nhân bị da liễu.
Lưu ý, để dùng rượu đinh lăng làm thuốc, chỉ nên ngâm với rượu trắng từ 7 đến 10 độ, không dùng loại rượu trắng thông thường ( nồng độ cồn 70 độ).
- Dùng 4 – 5g rễ đinh lăng, rửa sạch bụi đất, bóc lớp vỏ đen bên ngoài.
- Đem rễ đinh lăng phơi nắng cho héo hoặc có thể sao vàng trên bếp cho đến khi rễ cây chuyển sang màu nâu vàng.
- Xếp phần rễ vào bình thuỷ tinh, đổ 0.5 lít rượu ( 7 đến 10 độ ) vào ngập rễ rồi đậy nắp kín.
- Để bình rượu ở nơi thoáng mát trong khoảng 1 tháng thì có thể dùng được.
Người bị bệnh mề đay nên uống 1 đến 2 ly nhỏ rượu đinh lăng sau bữa ăn cho đến khi khỏi bệnh.
Đối tượng và lưu ý khi dùng rượu thuốc chữa mề đay
Bên cạnh những nguyên tắc cần biết khi sử dụng rượu để trị mề đay mà chúng tôi lưu ý phía trên thì bạn cũng cần phải ghi nhớ những điều sau.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ không được dùng bài thuốc này, cả bài thuốc uống và thuốc thoa ngoài da.
- Người bị bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh gan, dạ dày,… hạn chế dùng rượu thuốc.
- Không lạm dụng bài thuốc, mỗi lần chỉ nên uống từ 1 – 2 ly nếu không sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, dạ dày, não, tim,… gây nguy hiểm đến sức khoẻ.
- Không dùng rượu thuốc khi cơ thể có các triệu chứng phù nề, phù mạch, sốc phản vệ, rối loạn khác.
- Tuỳ thuộc cơ địa của từng người mà có hiệu quả cũng như thời gian khỏi bệnh khác nhau. Nên kết hợp điều trị với các biện pháp chăm sóc da, tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây kích ứng khác.
Trị mề đay bằng rượu có hiệu quả nhưng cần phải biết cách làm sao cho khoa học và hợp lý. Trên đây là những thông tin về cách điều trị mề đay tại nhà bằng rượu đơn giản và khoa học, cũng như các lưu ý phải biết, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!