Viêm amidan có lây không? Chuyên gia giải đáp và hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả

Hiện nay, viêm amidan là căn bệnh ngày càng phổ biến, trở thành nỗi lo chung của cộng đồng. Và viêm amidan có lây không là thắc mắc của rất nhiều người sau khi nhận thấy có biểu hiện của bệnh. Việc hiểu đúng và đầy đủ về căn bệnh này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác, từ đó có được biện pháp chăm sóc, điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu về vấn đề viêm amidan có lây không?
Tìm hiểu về vấn đề viêm amidan có lây không?

Viêm amidan có lây không?

Theo số liệu thống kê của WHO – Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp trên toàn cầu lên đến 73,7%. Trong đó, có khoảng 30,6% người bị bệnh về viêm amidan.

Khi sức đề kháng yếu, amidan sẽ phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến tình trạng viêm sưng và đau rát. Điều đáng nói là căn bệnh này không phân biệt tuổi tác, giới tính, nên bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Chính vì vậy, đã khiến nhiều người lo lắng đây là một căn bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan trong cộng đồng. Thậm chí có nhiều người còn tò mò không biết viêm amidan có lây khi hôn không.

Giải đáp về vấn đề viêm amidan có lây không, bác sĩ Bùi Thanh Tùng – cố vấn trên trang CHR chia sẻ: 

Nguyên chính của căn bệnh viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn, vi virus xâm nhập vào cơ thể, nhưng bệnh hoàn toàn không có tính lây lan. Tuy nhiên, khi bạn phải thường xuyên tiếp xúc và sinh hoạt chung với người đang mắc bệnh, điều kiện tiên quyết là vẫn nên có sự phòng tránh cần thiết.

Các chuyên gia CHR giải đáp vấn đề viêm amidan có lây không
Các chuyên gia CHR giải đáp vấn đề viêm amidan có lây không

Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể tái phát nhiều lần trong một năm. Đặc biệt là những trường hợp viêm amidan mãn tính luôn có những triệu chứng nghiêm trọng hơn các trường hợp thông thường khác. Điển hình như sốt cao, dẫn đến nhiều người lo lắng sốt viêm amidan có lây không. Nhưng với câu trả lời ở trên, bạn có thể yên tâm về vấn đề này.

Vậy tại sao bệnh viêm amidan lại xuất hiện ở nhiều người, nhiều lứa tuổi? Khiến nhiều người trở nên nghi ngại rằng viêm amidan có lây không? Bác sĩ Thanh Tùng cũng chia sẻ thêm là có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm amidan. Trong đó điển hình phải kể đến là:

  • Do các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh viêm họng, ho, viêm phế quản,… Và đây lại là những bệnh có thể lây từ người sang người.
  • Được hình thành do tổ chức bạch huyết lớn và phát triển quá mạnh.
  • Thời tiết thất thường, khiến bạn không kịp thích ứng.
  • Môi trường sống bị nhiễm khói bụi.

Với những chia sẻ trên, tốt nhất bạn vẫn nên cẩn thận khi tiếp xúc với những vật dụng, nguồn thức ăn, môi trường hay người mắc các bệnh lý về đường hô hấp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bệnh viêm amidan có di truyền không?

Viêm amidan được chuyên gia khẳng định là có tính di truyền khá cao
Viêm amidan được chuyên gia khẳng định là có tính di truyền

Bên cạnh những chia sẻ về vấn đề viêm amidan có lây không, bác sĩ Bùi Thanh Tùng cũng nhấn mạnh thêm rằng: Dù viêm amidan không lây lan trong không khí nhưng lại là bệnh lý có tính di truyền khá cao (đối với trường hợp viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần). 

Theo thống kê, có tới hơn 62% trường hợp bị viêm amidan tái phát nhiều lần có liên quan đến yếu tố di truyền, chỉ có 38% trường hợp còn lại là do các yếu tố khác tác động.

Các lưu ý để phòng ngừa viêm amidan hiệu quả

Sau khi đã giải đáp thắc mắc viêm amidan có lây không, bạn cũng cần biết thêm về các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh này. Hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh, để giúp cuộc sống tránh khỏi những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng của viêm amidan gây ra.

Những lưu ý của chuyên gia để phòng ngừa bệnh viêm amidan
Những lưu ý của chuyên gia để phòng ngừa bệnh viêm amidan

Hãy tham khảo một số lưu ý cũng như các biện pháp giúp phòng tránh viêm amidan mà các chuyên gia chia sẻ dưới đây:

Về chế độ ăn uống

Để phòng bệnh, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn hàng ngày. Lưu ý:

  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để nạp chất xơ vào cơ thể, nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Vì sẽ có những khoáng chất cơ thể không thể tự sản sinh được, mà cần bạn phải cung cấp thông qua các loại thực phẩm được nạp vào. 
  • Cung cấp đủ Vitamin A,E,C và chất đạm, protein,… có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, hải sản,…
  • Tránh ăn nhiều thực phẩm cay nóng, ẩm thực lề đường vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến nguy cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển gây nên bệnh viêm amidan.
  • Cần bổ sung nước đủ cho cơ thể để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và bài tiết của cơ thể. Đồng thời, khi uống đủ nước mỗi ngày, cơ thể sẽ được loại bỏ các chất độc hại một cách hiệu quả. Nhờ vậy, bạn sẽ sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và không cần phải lo lắng về vấn đề viêm amidan có lây không.

Về chế độ sinh hoạt

Nên có một chế độ sinh hoạt khoa học để năng cao sức đề kháng
Nên có một chế độ sinh hoạt khoa học để năng cao sức đề kháng

Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên áp dụng chế độ sinh hoạt một cách khoa học, không chỉ để phòng bệnh mà còn giúp bạn sở hữu một vẻ bề ngoài tươi tắn và đầy sức sống. Cụ thể:

  • Nên đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng dung dịch súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để giúp vệ sinh răng miệng được sạch sẽ hơn.
  • Dù các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời là KHÔNG cho câu hỏi viêm amidan có lây không, nhưng không thể vì vậy mà bạn lơ là việc rèn luyện cơ thể. Duy trì việc tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Nên hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm nặng, nhiều khói bụi, đặc biệt là những nơi đang có dịch bệnh hoành hành. Tốt nhất là mỗi khi ra ngoài, bạn hãy tự trang bị cho mình khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khỏi những tác nhân có hại.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi ở môi trường có nhiệt độ thấp. 
  • Nên để cơ thể nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức và chịu áp lực, stress kéo dài. Vì khi cơ thể mệt mỏi, đồng nghĩa với việc sức đề kháng cũng giảm sút, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất là 1 năm 1 lần để nắm rõ về tình trạng sức khỏe. Đồng thời phát hiện bệnh sớm, để đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời và phù hợp.

Trên đây là những thông tin mà các chuyên gia chia sẻ nhằm giúp các bạn giải đáp thắc mắc viêm amidan có lây không. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh viêm amidan, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được nhận được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Xem thêm

5/5 - (8 bình chọn)
thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1: Nguyên nhân và các cách chữa bệnh hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 tại cột sống là một bệnh lý thường thấy ở độ tuổi trung niên. Cùng với các cơn đau khó chịu, tình trạng này…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *