Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Phương pháp phẫu thuật & Lưu ý sau khi mổ
Bảng tóm tắt
Viêm loét dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến mà nhiều người ở nhiều độ tuổi có thể mắc phải. Vậy viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào cần mổ và lựa chọn phương pháp nào hợp lý nhất là vấn đề không phải ai cũng nắm được. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên.
Viêm loét dạ dày có phải mổ không?
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hình thành các vết loét. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Ợ hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau thượng vị,…
Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Đây là băn khoăn và thắc của nhiều người bệnh hiện nay. Theo các bác sĩ, căn bệnh viêm loét dạ dày nếu được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa (thuốc Đông y, Tây y) mà không cần phải tiến hành mổ.
Vậy viêm loét dạ dày có phải mổ không? Câu trả lời sẽ là “CÓ” trong trường hợp bệnh kéo dài hoặc điều trị không triệt để khiến bệnh càng trở nên nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày bắt buộc phải mổ càng sớm càng tốt:
- Xuất huyết dạ dày: Đây là triệu chứng thường gặp như đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Nếu bệnh nhân bị chảy máu ít thì bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu và điều trị bằng thuốc hoặc chích chất xơ. Với trường hợp chảy máu nhiều, bệnh nhân cần phải mổ để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Hẹp môn vị: Các vết viêm loét trong dạ dày nếu không được mổ sớm có thể dẫn đến hoại tử và teo hẹp môn vị. Tình trạng này khiến cho thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng không thể tiêu hóa gây đầy bụng và cảm giác buồn nôn. Người bệnh ăn không ngon, xanh xao, gầy mòn, suy nhược cơ thể và bắt buộc phải phẫu thuật.
- Thủng dạ dày: Những vết viêm loét lâu bị thủng khiến cho dịch dạ dày tràn vào ổ bụng, gây ra tình trạng viêm nhiễm các cơ quan nội tạng ở khu vực này. Người bị thủng dạ dày sẽ cảm thấy đau nhói, đau dữ dội như dao đâm khó chịu. Lúc này, việc phẫu thuật là biện pháp cần thực hiện ngay lập tức để cứu lấy tính mạng bệnh nhân.
- Ung thư dạ dày: Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày khiến nhiều người bệnh lo lắng viêm loét dạ dày có phải mổ không? Phẫu thuật là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Vì vậy, với câu hỏi viêm loét dạ dày có phải mổ không? Người bệnh cần phải hiểu rằng, can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp trên là lựa chọn vô cùng cần thiết. Hãy luôn theo dõi và quan tâm đến sức khỏe để có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Một số phương pháp phẫu thuật viêm loét dạ dày phổ biến
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm loét dạ dày có phải mổ không? Nhiều bệnh nhân cũng quan tâm đến các phương pháp phẫu thuật viêm loét dạ dày được áp dụng hiện nay. Thực tế, tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Một số loại phẫu thuật phổ biến có thể kể đến như:
- Khâu dạ dày: Với những bệnh nhân bị thủng hoặc chảy máu dạ dày thì có thể áp dụng phương pháp khâu dạ dày và cầm máu. Phương pháp này được thực hiện nhanh, độ an toàn cao.
- Phẫu thuật cắt một phần dạ dày: Áp dụng cắt bỏ chỗ hẹp môn vị hoặc một phần dạ dày bị ung thư. Ngoài ra, bác sĩ có thể loại bỏ các hạch ung thư xung quanh dạ dày.
- Cắt toàn bộ dạ dày: Khi dạ dày mất hoàn toàn chức năng, các vết viêm loét quá rộng và tế bào ung thư xâm lấn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Biện pháp tốt nhất là cắt bỏ toàn bộ dạ dày bị ung thư rồi tiến hành nối thực quản với ruột non.
Với phương pháp cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày, y học hiện nay có 2 kỹ thuật chính là mổ hở và mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi được đánh giá là hiệu quả, ít biến chứng nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Biến chứng có thể gặp sau mổ dạ dày
Sau khi mổ viêm loét dạ dày, người bệnh có thể gặp một số biến chứng không mong muốn. Trong đó có biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm:
- Chảy máu sau mổ: Trường hợp này thường gặp sau 24 giờ đầu sau khi ca mổ kết thúc.
- Chảy máu trong ổ bụng: Cần khẩn trương truyền máu tươi và mổ lại để cầm máu. Nếu chảy máu do mạch máu cần thực hiện thắt khâu.
- Tắc miệng nối: Biến chứng này thường xảy ra khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật khâu lỗ thủng kết hợp với nối vị tràng, cắt đoạn dạ dày bị thùng. Để khắc phục, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh, truyền dịch, hút dịch dạ dày,… Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lại.
- Rò rỉ miệng nối – mỏm tá tràng: Nguyên nhân là do kỹ thuật miệng nối không tốt, thiếu máu cục bộ vùng miệng nối, nhiễm khuẩn nặng sau mổ,… Để xử lý tình trạng này thường truyền dịch, dùng kháng sinh, bổ sung đạm máu. Nếu tình trạng vẫn diễn biến trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định làm sạch khoang phúc mạc, kiểm tra và xử lý vị trí bị rò rỉ.
- Viêm tụy cấp: Đây cũng là một trong những biến chứng có thể gặp sau khi mổ viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh biểu hiện thường không rõ ràng. Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ hút dịch dạ dày, truyền dịch, dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
Biến chứng muộn
Bên cạnh những biến chứng sớm dành cho người quan tâm đến vấn đề viêm loét dạ dày có phải mổ không, dưới đây là những biến chứng muộn có thể gặp khi phẫu thuật bệnh.
- Viêm miệng nối: Triệu chứng là người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng, buồn nôn liên tục. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng này.
- Hội chứng quai tới: Triệu chứng bệnh không nặng, điều trị nội khoa là có thể ổn định được. Tuy nhiên, một số trường hợp bị nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm phẫu thuật một lần nữa để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Lồng quai đi: Biến chứng này ít gặp, có thể làm cho bệnh nhân bị đau vùng thượng vị, nôn và thậm chí nôn ra máu. Để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị nội khoa hoặc tiến hành phẫu thuật lại.
- Thoát vị trong: Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị thoát vị trong sau khi phẫu thuật viêm loét dạ dày đều phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị. Nếu phần ruột đã bị hoại tử thì sẽ cần phải cắt bỏ đoạn ruột đó.
- Hội chứng dumping: Người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, cụ thể là những thức ăn ít bột, ít đạm, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.
- Thiếu máu: Dạ dày tham gia vào quá trình tạo ra máu, khi bị tổn thương thì khả năng sản xuất ra máu bị giảm gây thiếu máu. Để khắc phục, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc kích thích tạo màu như B12, B1, viên sắt,…
- Bị mắc các bệnh mãn tính khác: Phẫu thuật viêm loét dạ dày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như lao, phổi, rối loạn tâm thần.
- Mắc các rối loạn khác: Người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật có thể gặp các rối loạn như rối loạn quá trình hấp thu mỡ, đường, đạm,…
Việc động dao kéo cũng như biến chứng có thể xảy ra khiến nhiều người lo ngại viêm loét dạ dày có phải mổ không? Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa viêm loét dạ dày nên mổ trong những trường hợp đặc biệt đã giới thiệu như trên và có cách chăm sóc bệnh nhân tốt sau phẫu thuật cũng giúp hạn chế được những biến chứng không mong muốn.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Đã được làm sáng tỏ ở nội dung trên. Ngoài ra, việc chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ là điều cần phải lưu ý vì nó rất quan trọng, quyết định không nhỏ đến thời gian phục hồi và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Một số lưu ý khi chăm sóc người vừa mổ viêm loét dạ dày bao gồm:
- Uống thuốc đúng theo liều lượng, thời gian và thực hiện các chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật.
- Hạn chế các vận động mạnh, không mang vác nặng hoặc luyện tập các môn thể thao có cường độ cao.
- Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra vết mổ để có biện pháp xử lý phù hợp nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, rách hoặc chảy máu.
- Tái khám đúng lịch hẹn và mang theo hồ sơ bệnh án để bác sĩ dễ dàng theo dõi.
- Uống đủ nước mỗi ngày và có chế độ ăn uống phù hợp. Nên tránh những món ăn dễ gây kích ứng, tăng nguy cơ bị sưng, viêm loét vết mổ.
- Lập tức đến bệnh viện hoặc thông báo cho bác sĩ khi thấy xuất hiện các cơn đau sau phẫu thuật hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
Cách ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày
Như vậy có thể thấy vấn đề viêm loét dạ dày có phải mổ không còn tùy thuộc theo mức độ của bệnh ở giai đoạn nào. Trong phần chia sẻ dưới đây, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên để có thể ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này như sau:
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Để bạn không phải lo lắng và trà lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày có phải mổ không, thì chế độ ăn uống tại nhà là một trong những phương pháp kiểm soát tình trạng bệnh viêm loét dạ dày tốt nhất. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên:
- Hạn chế ăn các đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều axit và chất kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị vì dễ gây tổn thương cho dạ dày.
- Để không phải lo lắng viêm loét dạ dày có phải mổ không? Bạn không nên uống các loại đồ uống kích thích như: Rượu, bia, đồ uống có ga. Thay vào đó nên tăng cường các loại nước uống có lợi cho sức khỏe như nước lọc, nước hoa quả. Từ đó giúp ổn định và ngăn ngừa sự kích thích các axit dịch vị tiết ra gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày.
- Thay thế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ trong thực đơn hàng ngày bằng các loại thực phẩm được chế biến tự nhiên và lành mạnh hơn.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn ở các hàng quán, đặc biệt quán vỉa hè. Bởi việc vệ sinh không được sạch sẽ và đảm bảo là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn HP lây nhiễm và gây bệnh viêm loét dạ dày và nhiều căn bệnh khác.
Thay đổi thói quen sinh hoạt đảm bảo khoa học
Không chỉ người bệnh mới cần quan tâm viêm loét dạ dày có phải mổ không mà người bình thường cũng cần chú ý điều chỉnh những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân của mình.
- Nên từ bỏ những thói quen xấu như: bỏ bữa hay ăn muộn,… Nên ăn đúng giờ và không nên ăn quá no để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
- Ăn chậm và nhai thật kỹ để dạ dày không phải hoạt động quá nhiều. Bạn cũng nên bỏ thói quen vừa làm vừa ăn, ăn đêm,… để có thể hấp thu dưỡng chất được tốt hơn.
- Ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn để có thể ngăn ngừa các loại ký sinh, vi khuẩn có hại từ môi trường xâm nhập vào bên trong dạ dày nhờ vậy giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và không phải lo lắng về viêm loét dạ dày có phải mổ không.
Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan
Khi bị căng thẳng do làm việc, học tập quá sức khiến cho dạ dày tăng tiết axit nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Do đó, cần tạo cho cơ thể một tâm lý thoải mái, vui vẻ, lạc quan là điều vô cùng quan trọng nó không chỉ giúp làm việc đạt được hiệu quả tốt hơn mà còn đẩy lùi nhiều bệnh tật trong đó có viêm loét dạ dày.
Dù các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời viêm loét dạ dày có phải mổ không sẽ là CÓ trong một số trường hợp đặc biệt, nhưng không vì vậy mà bạn lơ là việc rèn luyện cơ thể. Thường xuyên tập luyện thể dục bằng các động tác phù hợp mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là những thông tin xung quanh vấn đề viêm loét dạ dày có phải mổ không? Cũng như các phương pháp mổ, cách chăm sóc và phòng bệnh ngay tại nhà. Bệnh nhân cần nắm rõ để theo dõi và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Khi có những thay đổi trong cơ thể bạn nên đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được tư vấn và thăm khám chính xác nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!