Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa biết viêm mũi dị ứng có chữa được không? Đây là căn bệnh thường gặp, lại dễ chuyển sang mãn tính nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy, câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa là gì? Những thông tin sau sẽ giúp bạn đọc có đáp án chính xác nhất.

Viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, có biểu hiện là mũi viêm sưng, đau nhức, nghẹt mũi và chảy dịch nhầy. Tuy viêm, căn bệnh này KHÔNG LÂY trực tiếp từ người qua người nhưng lại có yếu tố di truyền.

Nếu không được điều trị đúng cách, để kéo dài, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm tai giữa, suy giảm thị lực,… Người bệnh tuyệt đối không được coi thường và cần điều trị dứt điểm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Nhiều người cho rằng, đây là căn bệnh không thể chữa khỏi, phải sống chung cả đời. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi viêm mũi dị ứng có chữa được không, các bác sĩ khẳng định rằng, chứng bệnh này HOÀN TOÀN CÓ THỂ TRỊ KHỎI, nếu thực hiện đúng phương pháp điều trị.

Viêm mũi dị ứng có chữa được không là thắc mắc chung của những người mắc bệnh
Viêm mũi dị ứng có chữa được không là thắc mắc chung của những người mắc bệnh

Thông thường, những người có sức đề kháng kém như trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người thường xuyên uống thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm… dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Vì vậy, người bệnh có thể chữa khỏi bằng cách tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng và chức năng mũi. Từ đó, cơ thể có thể phòng chống dị nguyên gây bệnh, ngăn ngừa tái phát.

Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Như vậy, bạn đã biết câu trả lời chính xác viêm mũi dị ứng có chữa được không. Vậy, có những phương pháp phổ biến nào được bác sĩ áp dụng, cũng như cách thực hiện ra sao?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân, cơ địa của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng. Nếu kiên trì thực hiện theo đúng chỉ dẫn và phối hợp với chăm sóc tại nhà, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Đây là cách điều trị hiệu quả trong trường hợp phát hiện bệnh ngay từ dấu hiệu đầu tiên. Nếu bệnh nặng, mẹo dân gian chỉ được sử dụng như bài thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng, tăng hiệu quả cho các phương pháp chính.

Những cách này sử dụng nguyên liệu thiên và dễ tìm như bạc hà, tỏi, gừng, hạt gấc,… Nó có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, chống sưng mũi và giảm đau nhức. Tùy thuộc vào sự sẵn có của dược liệu mà bạn có thể chọn 1 trong các cách sau:

  • Nước muối sinh lý: Dùng để rửa mũi, súc miệng… làm sạch vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên thực hiện 1 ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt.
  • Gừng: Người bệnh thường nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng để làm giảm tình trạng nước mũi chảy nhiều và thường xuyên hắt hơi.
  • Tỏi: Đây là kháng sinh tự nhiên rất an toàn, chứa allicin, glycogen và fitonxit có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và sưng mũi. Bạn chỉ cần thêm tỏi vào các bữa ăn hàng ngày, vừa tăng hương vị lại giúp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Các dược phẩm này giúp sạch khoang mũi, làm loãng dịch nhầy 
Các dược phẩm này giúp sạch khoang mũi, làm loãng dịch nhầy

Cách chữa bệnh tại nhà đơn giản, chi phí rẻ, không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên hiệu quả của mẹo phụ thuộc nhiều vào cơ địa từng người. Nếu sau 3 – 5 ngày thực hiện nhưng bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị.

Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

Theo Tây y, nguyên nhân chính gây bệnh là do tiếp xúc với chất gây dị ứng như nấm mốc, hóa chất, phấn hoa… làm cơ thể giải phóng histamin. Vậy khi điều trị bằng Tây y thì viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Thực tế hiện nay chưa có loại thuốc đặc hiệu trị khỏi hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng lâm sàng, làm người bệnh cảm thấy dễ chịu. Cụ thể, các loại thuốc hay được dùng là:

  • Thuốc kháng histamin như Fexofenadin, Acrivastine, Loratadin… giúp ngăn cơ thể tiết histamin – nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng. Bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc thuốc xịt tùy vào tình trạng người bệnh.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như Beclomethason, Budesonid và Fluticason,… giảm nghẹt mũi, sổ mũi, rất tốt để điều trị viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc co mạch như Phenylephrine, Pseudoephedrine… có tác dụng giảm sưng mũi, nghẹt mũi và khó thở

Đọc đầy đủ

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Top 12 thuốc hiệu quả nhất

Tuy nhiên, do đặc tính của thuốc Tây là dược tính mạnh nên người bệnh rất dễ gặp phải tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn,… hoặc nặng nhất là sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý về đơn thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định.

Việc thăm khám, xin chỉ dẫn điều trị cực kỳ quan trọng. Thói quen của người Việt Nam là thường tự ý  ra cửa hàng thuốc Tây và mua các loại thuốc làm giảm triệu chứng bệnh chứ không thăm khám chuẩn chỉnh. Điều này làm cho bệnh mỗi lúc một nặng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn.

Chữa dứt điểm viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Theo Đông y,  có 2 nguyên nhân gây bệnh gồm rối loạn chức năng tạng phủ (thận, tỳ, phế suy yếu) và tà khí xâm nhập. Lúc này, sức đề kháng giảm, khí nhiệt nhiều dẫn đến viêm mũi dị ứng.

Vì vậy, Đông y sẽ dựa vào nguyên nhân và tìm cách khắc chế nó. Các bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng sẽ trực tiếp tác động vào căn nguyên gây bệnh để tiêu diệt tận gốc, từ đó không lo tái phát dai dẳng.

Bằng cách sử dụng dược liệu vừa diệt khuẩn, chống viêm, lại có thể bổ trợ tạng phủ, điều hòa khí huyết và tăng sức đề kháng, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Thuốc Đông y có cơ chế tác động chậm nhưng kiên trì thực hiện sẽ mang đến hiệu quả rất tốt
Thuốc Đông y có cơ chế tác động chậm nhưng kiên trì thực hiện sẽ mang đến hiệu quả rất tốt

Tuy nhiên, khi lựa chọn đơn vị thăm khám và mua thuốc bạn cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc, giấy cấp phép hoạt động và chất lượng thuốc để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng rất lành tính, có thể sử dụng trong thời gian dài mới đạt hiệu quả như ý.

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy nghiêm túc thực hiện các điều sau để đẩy lùi chứng bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Đeo khẩu trang đạt chuẩn khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với tác nhân gây viêm mũi dị ứng
  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh mũi và khoang miệng mỗi ngày
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, đặc biệt là chăn, gối, đệm, quần áo…
  • Nếu cơ thể dễ bị dị ứng, không nên nuôi động vật nhiều lông như chó, mèo
  • Không tự ý sử dụng thuốc Tây, nhất là kháng sinh và thuốc nhỏ mũi nếu không có chỉ dẫn từ bác sĩ
  • Viêm mũi dị ứng không nên ăn gì? – Không nên ăn thực phẩm có thể phát sinh tình trạng dị ứng
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Vào thời điểm giao mùa hoặc trời lạnh, chú ý bảo vệ cổ và mũi, mặc đủ ấm
  • Uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, hoa quả, thực phẩm nhiều vitamin
  • Tăng cường  rèn luyện thể dục, thể thao để có sức khỏe tốt
Phòng ngừa bệnh tốt, bạn sẽ không còn phải lo đến vấn đề viêm mũi dị ứng có chữa được không
Phòng ngừa bệnh tốt, bạn sẽ không còn phải lo đến vấn đề viêm mũi dị ứng có chữa được không

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời câu hỏi viêm mũi dị ứng có chữa được không. Khi phát hiện bệnh, bạn cần nhanh chóng khám và điều trị để tránh gặp biến chứng.

Hãy lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng, phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể để đạt hiệu quả nhanh chóng.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Click đọc ngay

Bác sĩ Lê Phương chữa xương khớp bệnh viện Quân dân 102
“Chưa bao giờ tôi từng nghĩ khám chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông – Tây y kết hợp lại hiện đại, khoa học và hiệu quả như vậy”. Đó là những chia sẻ của chị Dương Thị Huyền Ngân (29 tuổi, Hà Nội) sau quá trình khám và chữa viêm mũi dị ứng tại Quân dân 102.
Phẫu thuật có thể được chỉ định khi điều trị viêm mũi họng xuất tiết
Cách điều trị viêm mũi họng xuất tiết hiệu quả, ngăn ngừa tái phát
Điều trị viêm mũi họng xuất tiết như thế nào an toàn, hiệu quả và đúng cách? Viêm mũi họng xuất tiết là tình trạng dịch nhầy tiết nhiều tại…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *