Mãn kinh có huyết trắng không? Báo hiệu bệnh phụ khoa gì?

Mãn kinh có huyết trắng không là vấn đề khiến phụ nữ giai đoạn này đau đầu. Chưa kể tình trạng huyết trắng còn báo hiệu nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Theo dõi ngay bài viết để hiểu rõ tình trạng huyết trắng mãn kinh và hướng điều trị hợp lý.

Mãn kinh có huyết trắng không? Và những thay đổi ở vùng kín

Một trong những thắc mắc mà hầu như chị em phụ nữ nào cũng quan tâm trong thời điểm này đó là mãn kinh có huyết trắng không? – Câu trả lời là Có tuy nhiên lượng khí hư xuất hiện lúc này sẽ không nhiều. 

Mãn kinh có huyết trắng không là thắc mắc của nhiều chị em
Mãn kinh có huyết trắng không là thắc mắc của nhiều chị em

Ở thì con gái, đặc biệt là khi đã quan hệ tình dục, lượng huyết trắng tiết ra nhiều là điều bình thường bởi lúc này nồng độ nội tiết tố nữ đang trong giai đoạn đỉnh điểm. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi mãn kinh, hàm lượng hormone estrogen giảm đáng kể sẽ làm cho lượng huyết trắng tiết đi cũng giảm theo và khiến cho vùng kín trở nên bị khô hạn.

Không chỉ khí hư ít đi, phụ nữ mãn kinh nên chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với một số thay đổi khác của vùng kín, chẳng hạn như:

  • Niêm mạc âm đạo mỏng dần, khô, thiếu sự đàn hồi
  • pH âm đạo sẽ thay đổi, dần chuyển sang có tính kiềm hơn
  • “Cỏ” vùng kín sẽ rụng dần
  • Có hiện tượng đau rát, chảy máu vùng kín khi quan hệ tình dục ở thời điểm này
  • Tử cung nhỏ đi, trứng không còn được sản sinh như trước

Mãn kinh bị ra huyết trắng nhiều là dấu hiệu bệnh phụ khoa nào?

Bắt đầu từ độ tuổi 45 trở đi, sự hoạt động suy giảm của buồng trứng và hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen không đủ sẽ kéo theo tình trạng khô hạn âm đạo. Lúc này, nếu hiện tượng khí hư ra nhiều bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa như:

  • Viêm âm đạo

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết viêm âm đạo là bệnh phụ khoa nhẹ nhất, xuất hiện khi âm đạo bị nhiễm trùng hoặc bị vi khuẩn tấn công. Việc suy giảm nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh, dịch âm đạo không được tiết ra đủ để làm sạch âm đạo sẽ tạo điều kiện cho “hung thủ” gây bệnh tấn công.

Bệnh viêm âm đạo thường có những dấu hiệu rõ ràng như ngứa vùng kín; khí hư bất thường; nổi mụn vùng âm đạo; ra máu khi đã mãn kinh; vùng kín có mùi hôi; tiểu khó, tiểu buốt,…

Cẩn thận với bệnh viêm âm đạo khi có hiện tượng huyết trắng ra bất thường dù đã mãn kinh
Cẩn thận với bệnh viêm âm đạo khi có hiện tượng huyết trắng ra bất thường dù đã mãn kinh
  • Nấm âm đạo

Mãn kinh có huyết trắng không? Lượng huyết trắng ra nhiều hay ít trong thời điểm này đều dễ khiến cho chị em dễ bị nấm âm đạo. Khi sức đề kháng của phụ nữ giảm, đồng thời rối loạn nội tiết tố, nấm men sẽ có điều kiện tốt để phát triển và sinh bệnh. Một số dấu hiệu nấm âm đạo điển hình là ngứa vùng kín, vùng kín có mùi hôi; đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục,…

  • Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung được các chuyên gia y tế xếp vào danh sách các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm của nữ giới. Bệnh hình thành khi ống tử cung bị vi khuẩn và nấm tấn công, gây lở loét,  viêm nhiễm. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tạo tiền đề cho các bệnh ung thư liên quan đến cơ quan sinh sản của nữ giới hình thành.

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Cũng giống như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý chị em không được phép xem thường. Với các triệu chứng điển hình như khí hư bất thường, ngứa vùng kín, khí hư có mùi hôi… chị em cần đi thăm khám trước khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng.

Ngoài các bệnh điển hình trên, chị em cần đề phòng một số bệnh như viêm vùng chậu, viêm âm hộ, viêm phần phụ hoặc u xơ tử cung khi mãn kinh bị ra huyết trắng nhiều, ít thất thường.

Chị em cần đi khám khi vùng kín có biểu hiện bất thường
Chị em cần đi khám khi vùng kín có biểu hiện bất thường

Nên làm gì khi mãn kinh bị ra huyết trắng nhiều, ít thất thường?

Mãn kinh có huyết trắng không? Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, mãn kinh có huyết trắng tuy nhiên số lượng không nhiều. Và thời điểm mãn kinh, phụ nữ rất hay gặp các bệnh lý về phụ khoa. Do đó, thời điểm này, để ngăn ngừa bệnh hình thành cũng như khắc phục tình trạng bệnh, chị em có thể cân nhắc lựa chọn một trong số những biện pháp dưới đây:

Mãn kinh có huyết trắng không? Dùng thuốc Tây y chữa bệnh phụ khoa

Khi mãn kinh bị ra huyết trắng là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc Tây dưới đây để điều trị bệnh:

  • Thuốc trị viêm phụ khoa hiệu quả do nhiễm khuẩn: Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp này là thuốc Doxycyclin 100mg, thuốc nhóm Metronidazol, thuốc ceftriaxon 250mg hoặc nhóm kháng sinh cephalosporin,…
  • Thuốc uống trị viêm phụ khoa do nấm Candida Albicans: Thuốc Itraconazol (sporal) 100mg, Fluconazol (diflucan) 150mg.
  • Thuốc điều trị bệnh phụ khoa do cả nấm và vi khuẩn gây nên: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Polygynax có thành phần neomycin sulfat.
Hiện nhiều phụ nữ mãn kinh tin tưởng dùng thuốc Tây để điều trị bệnh phụ khoa
Hiện nhiều phụ nữ mãn kinh tin tưởng dùng thuốc Tây để điều trị bệnh phụ khoa

Mẹo dân gian điều trị bệnh phụ khoa khi mãn kinh

Thay vì sử dụng thuốc Tây, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để  điều trị bệnh phụ khoa khi mãn kinh: 

  • Lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi đem lọc lấy riêng phần nước cốt rồi pha với nước ấm để dùng vệ sinh bên ngoài âm đạo.
  • Lá trà xanh: Rửa sạch một nắm lá trà xanh, vò nát, cho vào nồi nước đun sôi. Để nguội bớt nước thuốc rồi tiến hành xông và rửa vùng kín bằng nước lá trà xanh vừa đun được.
  • Lá ngải cứu: Dùng 20g ngải cứu khô, đun trong nồi chứa khoảng 300 ml nước. Khi nước sôi, để nguội bớt và tiến hành xông hơi vùng kín.
  • Húng quế: Rửa sạch rồi nghiền nát hoặc xay nhỏ một nắm lá húng quế, sau đó mang đi đun sôi để thành dung dịch vệ sinh vùng kín. 
  • Tỏi: Ăn 3-4 tép tỏi nhỏ mỗi ngày cũng là một trong những mẹo dân gian được truyền miệng từ xa xưa đến nay, giúp giảm tình trạng bệnh phụ khoa.
Có nhiều mẹo dân gian giúp chữa bệnh phụ khoa khi mãn kinh
Có nhiều mẹo dân gian giúp chữa bệnh phụ khoa khi mãn kinh

Các mẹo dân gian kể trên đều dễ thực hiện, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng cho những trường hợp bệnh phụ khoa nhẹ. Do đó, với những trường hợp nặng, mọi người cần tìm phương pháp điều trị khác.

4.9/5 - (22 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *