Rong kinh băng huyết có nguy hiểm không? Hướng điều trị

Rong kinh băng huyết tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm như cơ thể suy nhược, thiếu máu, co rút cổ tử cung… Vậy làm sao để “đối phó” hiệu quả nhất với vấn đề nan giải này để giúp bảo vệ sức khỏe chị em? Thông tin ở bài viết dưới sẽ rất hữu ích dành cho bạn.

Rong kinh băng huyết là gì?

Rong kinh băng huyết là tình trạng chảy máu nhiều bất thường trong chu kỳ “đèn đỏ” của phụ nữ. Nó có thể kéo dài đến hơn bảy ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Rong kinh băng huyết là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều chị em phụ nữ
Rong kinh băng huyết là tình trạng không hiếm gặp ở nhiều chị em phụ nữ

Theo các bác sĩ, rong kinh ra nhiều máu xảy ra khá phổ biến, cứ 20 người phụ nữ thì có một trường hợp bị bệnh. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh bao gồm:

  • Lượng máu chảy ra gây tràn băng chỉ trong khoảng hai giờ đồng hồ từ khi người bệnh thay mới băng vệ sinh. Thậm chí vào buổi đêm, hiện tượng ra nhiều máu vẫn không giảm bớt.
  • Người bệnh hành kinh kéo dài hơn một tuần lễ.
  • Xuất hiện các cục máu đông màu đen sẫm trên băng vệ sinh.
  • Người bệnh có thể cảm thấy vùng bụng dưới hơi chướng hoặc bị đau vùng thắt lưng.

Nếu để bệnh kéo dài, hiện tượng thiếu máu có thể xảy ra, khiến cơ thể người bệnh xanh xao, mệt mỏi và chán ăn. Vì thế, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, chị em cần ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp của y tế.

Nguyên nhân rong kinh băng huyết thường gặp

Rong kinh ra nhiều máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng gồm có:

  • Sự mất cân bằng nội tiết tố: Một chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường là khi lượng hormone estrogen và progesterone được cân bằng. Nhưng nếu một trong hai hormone sản sinh quá mức thì các mô nội mạc tử cung tích tụ sẽ mất kiểm soát, khiến lượng máu chảy ra nhiều bất thường.
  • Tiền sử bệnh lý gan, thận, máu và sử dụng thuốc làm loãng máu: Đối với những người gặp vấn đề về gan, thận, tiểu đường,..thường phải sử dụng các loại thuốc chống đông máu. Chính điều này đã khiến khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra, máu từ tử cung sẽ “ồ ạt” chảy ra và khó ngừng lại.
  • Sự phát triển bất thường ở tử cung: Đây cũng là một trong những nguyên nhân rong kinh thường gặp. Khi khu vực tử cung xuất hiện những khối polyp hoặc u xơ, áp lực tác động lên những mạch máu trong thành mạch tử cung gia tăng. Hậu quả là máu chảy quá nhiều trong chu kỳ “đèn đỏ”. May mắn thay, các khối u này thường lành tính, không phải dấu hiệu bệnh lý ung thư.
U xơ cổ tử cung là một nguyên nhân của rong kinh băng huyết
U xơ cổ tử cung là một nguyên nhân của rong kinh băng huyết
  • Bệnh lý lạc nội mạc cổ tử cung: Bệnh lý này khiến lớp niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài thành mạch, có thể là ở cổ tử cung, vòi trứng hay buồng trứng. Vì vậy, khi lớp niêm mạc này rơi ra thì hiện tượng rong kinh băng huyết có thể xảy đến.
  • Rụng trứng không theo chu kỳ: Có một số trường hợp, phụ nữ gặp phải chu kỳ không rụng noãn, khiến lớp tế bào niêm mạc tích tụ ngày qua ngày. Đến kỳ kinh kế tiếp, lượng tích tụ này theo trứng rụng ra ngoài, gây ra tình trạng chảy máu nhiều bất thường.
  • Viêm nhiễm khu vực vùng kín: Khi âm đạo bị những hại khuẩn tấn công, viêm nhiễm có thể lan rộng ra và xâm nhập vào cả tử cung. Hậu quả là hiện tượng chảy máu bất thường có thể diễn ra, rong kinh băng huyết là một trong số đó.
  • Do việc sử dụng các biện pháp tránh thai: Các biện pháp tránh thai từ đơn giản (thuốc uống) đến phức tạp (đặt vòng, thắt vòi trứng) có thể dẫn đến một tác dụng phụ là chảy máu nhiều bất thường trong kỳ “rụng dâu”.

Rong kinh băng huyết có nguy hiểm không?

Do lượng máu chảy ra quá nhiều, lại kéo dài dai dẳng, rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng không biết liệu rong kinh băng huyết có nguy hiểm hay không. Theo các chuyên gia, bệnh lý này không có khả năng đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu nó không được điều trị kịp thời, biến chứng thiếu máu có thể xảy ra.

Rong kinh băng huyết có thể gây thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chị em
Rong kinh băng huyết có thể gây thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chị em

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ lượng hồng cầu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố, giúp cung cấp oxy đến tất cả các cơ quan, bộ phận và duy trì sự sống của tế bào. Khi bệnh nhân bị thiếu máu, họ có thể sẽ mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao hoặc sụt cân.

Một hệ lụy khác mà việc rong kinh ra nhiều máu có thể gây ra là co rút cổ tử cung. Biến chứng này khiến người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, hông hoặc thắt lưng. Cơn đau có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày hay thậm chí là cả giấc ngủ.

Điều trị rong kinh băng huyết như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà phương án điều trị có thể sẽ khác nhau. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải được chẩn đoán kịp thời và tuân thủ đúng theo đơn thuốc được tư vấn.

Bài viết xin chia sẻ một số các biện pháp điều trị rong kinh băng huyết bằng Tây y, Đông y cũng như những mẹo vặt áp dụng tại gia.

Cách điều trị rong kinh ra nhiều máu tại nhà

Các cách này thường có tác dụng giúp giảm các cơn đau vùng bụng khó chịu và chỉ sử dụng trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ. Chị em tuyệt đối không lạm dụng những mẹo vặt này thay thế cho thuốc kê đơn đang dùng.

  • Chườm túi đá lạnh

Đây là một trong những biện pháp giúp giảm đau nhanh nhất. Nhiệt độ từ đá lạnh khiến các cơ đang co thắt thư giãn và giúp điều chỉnh lưu lượng máu. Tất cả những gì bạn cần là áp túi chườm lạnh lên vùng bụng dưới đồng thời thả mình thư giãn trên giường trong khoảng 15 đến 20 phút.

  • Nước gừng

Gừng cũng là một loại dược liệu giúp giảm nhanh tình trạng rong kinh băng huyết. Không chỉ vậy, trong gừng còn chứa một nguồn dồi dào các chất chống viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần đun sôi nước, thả vào vài lát gừng là đã có ngay một ly nước gừng ấm nóng. Nếu thích ngọt, bạn có thể thêm vào chút đường viên hoặc mật ong.

Trà gừng giúp giảm đau khi bị rong kinh băng huyết
Trà gừng giúp giảm đau khi bị rong kinh băng huyết
  • Nước ép rau mùi tây

Rau mùi tây là một phương thuốc khá hữu hiệu với bệnh rong kinh băng huyết. Nó giàu vitamin C và sắt, giúp bù lượng hồng cầu bị thiếu hụt do mất máu quá nhiều. Bạn chuẩn bị vài nhánh rau mùi tây, một quả táo rồi ép lấy nước và thưởng thức. Nếu bạn không có thời gian, bạn có thể ăn trực tiếp lá mùi tây.

  • Trà thanh quế

Một ly trà thanh quế ấm nóng có thể làm dịu những cơn đau đang dày vò bạn. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm giảm lượng máu chảy ra và chống viêm, kháng khuẩn cho cơ thể. Bạn thực hiện bằng cách pha một ly trà đen, thêm vào vài thanh quế khô, mật ong, đợi trong 10 phút rồi thưởng thức.

Cách chữa rong kinh băng huyết bằng thuốc Tây y

Nếu điều trị bệnh bằng thuốc tân dược, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại dưới đây:

  • Viên uống giúp đông máu: Viêm uống axit tranexamic có tác dụng làm đông máu ở tử cung, khiến tình trạng chảy máu ồ ạt ngừng lại. Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng mang thai nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc mệt mỏi. Thông thường, bạn sẽ dùng thuốc trong bốn ngày, mỗi ngày 3 lần uống.
  • Các thuốc giảm đau: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau rút bụng dưới, chống viêm. Chúng hầu hết là thuốc không cần kê đơn và bạn có thể dễ dàng tìm mua tại hiệu thuốc, ví dụ ibuprofen, naproxen và mefenamic.
  • Các thuốc cân bằng hormone: Nếu nguyên nhân gây ra rong kinh chảy máu nhiều là mất cân bằng nội tiết tố, bạn có thể sẽ được khuyên dùng thuốc protestogen. Nó có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh estrogen và progesterone và điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt.  

Lưu ý: Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải tiến hành các can thiệp ngoại khoa như nạo lòng tử cung, nút mạch,…

Điều trị rong kinh ra nhiều máu với thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y thường dùng điều trị trong các trường hợp nguyên nhân gây bệnh do tác động bên trong, ví dụ như nội tiết tố. Trước khi sử dụng biện pháp này, người bệnh cần được thăm khám bởi các thầy thuốc có đủ trình độ và kiến thức chuyên môn, tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

  • Bài thuốc trị rong kinh băng huyết do nóng trong

Công dụng: Thanh nhiệt nóng tích tụ trong khí huyết, tiêu độc, giảm nhanh các triệu chứng chảy máu nhiều, mệt mỏi, xanh xao.

Dược liệu: Nhọ nồi, khương giới, sơn chi nhân, quy bản, ngải diệp, dã thiên ma, bồ đào.

Cách thực hiện: Các vị thuốc trên sao thật khô, sau đó cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước. Đến khi nước sôi, bạn bắc xuống để nguội rồi dùng uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Thuốc Đông y trị rong kinh băng huyết an toàn,loại bỏ bệnh từ gốc
Thuốc Đông y trị rong kinh băng huyết an toàn,loại bỏ bệnh từ gốc
  • Bài thuốc trị rong kinh ra nhiều máu gây suy nhược

Công dụng: Bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn.

Dược liệu: Kim anh tử, sa sâm, địa hoàng thán, anh hoa khố, phục thần, toan táo hạch, tỉnh tâm trượng,…

Cách thực hiện: Bạn đem sắc các vị thuốc với 2 lít nước, đun đến khi thuốc cô lại còn một nửa thì tắt bếp. Thuốc sắc chia làm hai lần uống trong ngày, sau bữa sáng và tối.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rong kinh băng huyết

Bên cạnh vấn đề điều trị, việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, người bị rong kinh băng huyết cần đặc biệt lưu ý một số điều dưới đây:

  • Đi khám phụ khoa định kỳ: Nhiều phụ nữ thường có tâm lý e ngại khi nhắc đến các vấn đề nhạy cảm vùng kín. Thế nhưng, việc thăm khám đều đặn có thể giúp dự phòng các bệnh lý, yếu tố tiềm ẩn dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục và sinh sản. Vì vậy, sáu tháng một lần, bạn nhớ đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa phụ sản.
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể: Thiếu hụt dinh dưỡng có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến rong kinh ra nhiều máu. Vì thế, bạn cần tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin C, A, sắt, kẽm như cá hồi, dầu cá, dầu oliu, táo, ớt chuông, rau xanh đậm, ngô, cam, bưởi, thịt gà,…
  • Sử dụng cốc nguyệt san: Cốc nguyệt san được đánh giá cao hơn băng vệ sinh về tác dụng thấm hút chất lỏng trong mỗi kỳ kinh. Không chỉ vậy, nguy cơ tràn băng cũng được giảm thiểu khi bạn chuyển sang dùng cốc nguyệt san.
  • Dùng thuốc theo đúng lộ trình điều trị: Việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc có thể góp phần giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Nó cũng giúp bạn tránh được các nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra.
  • Vệ sinh “cô bé” thường xuyên và đúng cách: Việc chảy máu nhiều có thể gây viêm nhiễm với vùng kín, nhất là khi bạn sử dụng băng vệ sinh và không thay băng đúng lúc. Vì vậy, bạn hãy bảo vệ “cô bé” bằng cách thay băng đều đặn sau 2 giờ, dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ cho ngày “đèn đỏ”.

Rong kinh băng huyết luôn là vấn đề cần được quan tâm kịp thời. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên đi thăm khám định kỳ, tăng cường luyện tập thể thao cũng như xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến vùng kín ra nhiều huyết trắng, quặn đau bụng dưới, ngứa âm đạo... Theo thời gian, bệnh có thể gây biến chứng nhiễm…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *