Cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không? Lợi và hại
Bảng tóm tắt
Cắt amidan được xem là một hình thức tiểu phẫu khá đơn giản, được nhiều người áp dụng để điều trị dứt điểm căn bệnh về đường hô hấp này. Vậy cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Cắt amidan có nguy hiểm không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.
Cắt amidan có nguy hiểm không?
Nhiều người lo lắng cắt amidan có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không là điều dễ hiểu. Bởi thông thường, với bất kỳ một sự can thiệp bằng dao kéo nào cũng có thể gây ra biến chứng trong quá trình thực hiện.
Hiện nay, việc cắt amidan được tiến hành theo một trong các thủ thuật sau: Cắt bằng dao điện, cắt bằng sluder, bóc tách, áp lạnh hoặc cắt bằng coblator,…
Theo chuyên gia của blog CHR chia sẻ, cắt amidan là một tiểu phẫu nhỏ. Hầu hết các trường hợp áp dụng phương pháp cắt amidan đều không nguy hiểm. Bởi phương pháp này cũng dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện tại những phòng khám uy tín, bệnh viện lớn với các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Việc cắt amidan lại các cơ sở kém chất lượng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Cắt amidan có ảnh hưởng gì không?
Nếu cắt amidan không phải là một phẫu thuật nguy hiểm thì liệu cắt amidan có ảnh hưởng gì không? Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, cắt amidan vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng, xảy ra với một số trường hợp ngoại lệ, dẫn đến các biến chứng không mong muốn như:
1. Triệu chứng xuất huyết
Để nói về cắt amidan có hại gì không. Đầu tiên phải kể đến trường hợp xuất huyết. Theo thống kê, có khoảng từ 2 – 3% trường hợp sau khi tiến hành cắt amidan sẽ xuất hiện triệu chứng xuất huyết. Trong đó, tỷ lệ tử vong do trường hợp này khá thấp, chỉ là 1/40,000 người.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết sau khi cắt amidan, đó là:
- Người thực hiện không đủ chuyên môn và kinh nghiệm, làm sai kỹ thuật khiến người bệnh bị rối loạn chức năng đông máu.
- Người bệnh có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học sau khi tiến hành tiểu phẫu này.
Và tình trạng xuất huyết sau khi tiến hành cắt amidan được chia thành nhiều loại:
- Xuất hiện xuất huyết trong vòng 24 giờ (nguyên phát). Nguyên nhân của dạng này thường là do người tiến hành đã vô tình làm đứt mạch máu khi đang làm tiểu phẫu.
- Xuất huyết sau 24 giờ (thứ phát). Ở trường hợp này, thường là vì nguyên do còn lại, người bệnh không tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ, lơ là trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Trường hợp cuối cùng xảy ra là do trong quá trình cắt amidan, người bệnh vô tình nuốt một ít máu, và phần máu sẽ chảy ra cùng nước bọt. Lúc này, máu sẽ có màu hơi sẫm, ngả về nâu, giống như màu bã cà phê. Đây được đánh giá là trường hợp khá an toàn cho người đang lo lắng về việc cắt amidan có nguy hiểm không.
Khi người bệnh xuất hiện máu chảy liên tục, không có dấu hiệu ngừng, hãy lập tức liên hệ hoặc đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn.
2. Ảnh hưởng của thuốc gây mê
Để giảm bớt đau đớn, thông thường các bác sĩ sẽ dùng thuốc gây mê toàn thân cho người được phẫu thuật. Nhưng đây cũng là một “con dao hai lưỡi”, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ cho người bệnh. Ở trường hợp này, người bệnh sẽ xuất hiện một vài các triệu chứng như: buồn nôn và sốt cao, suy hô hấp,…
Trường hợp này xảy ra thường là do tình trạng sức khỏe của người bệnh không phù hợp để sử dụng chất gây mê. Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ hồ sơ bệnh án và tiến hành một số xét nghiệm trước khi làm tiểu phẫu luôn là điều vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, đối với trường hợp người bệnh có tiền sử hoặc có người thân bị loạn dưỡng cơ, tăng thân nhiệt ác tính, thiếu pseudocholinesterase,… trường hợp xấu nhất là có thể tử vong đột ngột ngay trên bàn phẫu thuật.
3. Triệu chứng nhiễm trùng
Nếu hỏi cắt amidan có ảnh hưởng gì không, câu trả lời sẽ là có nếu ở trường hợp này. Vì vị trí amidan bị viêm chứa khá nhiều vi khuẩn, nếu người thực hiện cắt amidan tiến hành sai kỹ thuật hoặc có gì đó sai sót, có khả năng cao sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng còn xảy ra một phần là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học của người bệnh. Dấu hiệu cụ thể khi người bệnh bị nhiễm trùng là ho nhiều, sốt cao, khó thở và khạc ra chất nhầy có màu xanh lá nhạt,…
4. Các triệu chứng phổ biến khác sau tiểu phẫu cắt amidan
Ngoài những biến chứng có mức độ nguy hiểm cao như đã nêu trên, phương pháp phẫu thuật cắt amidan còn dễ khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng khác như:
- Sụt cân đột ngột,
- Cơ thể háo nước,
- Phù nề lưỡi gà,
- Hơi thở xuất hiện mùi hôi,
- Nước bọt tiết nhiều, nổi ban, đau đầu,…
- Giọng nói của người bệnh có thể bị thay đổi ít nhiều hoặc khó phát ra âm thanh sau khi cắt amidan.
Như vậy, kết luận là việc cắt amidan có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào 4 yếu tố:
- Thể trạng người được phẫu thuật.
- Chăm sóc sau phẫu thuật, đảm bảo chế độ sinh hoạt và ăn uống sau tiểu phẫu.
- Tay nghề của bác sĩ chưa cao, dễ gặp nhiều sai sót trong quá trình phẫu thuật.
- Điều kiện cơ sở vật chất y tế không đủ đáp ứng và không đạt chuẩn vệ sinh an toàn cho các ca phẫu thuật.
Cắt amidan có lợi và hại gì? Đối đối tượng nào phù hợp?
Bệnh viêm amidan có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm cản trở công việc và cuộc sống của người bệnh. Đây được đánh giá là căn bệnh khá lành tính và có nhiều cách điều trị. Nhưng trong đó, phương pháp cắt amidan được nhiều người lựa chọn nhất vì những ưu điểm sau:
- Thời gian điều trị nhanh chóng.
- Chữa trị dứt điểm căn bệnh viêm amidan.
- Mang lại hiệu quả cao, ngăn bệnh tái phát hiệu quả.
Và dĩ nhiên, bên cạnh những lợi thế, phương pháp này cũng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như:
- Gây đau đớn kéo dài một thời gian.
- Có khả năng xảy ra biến chứng.
- Người bệnh bị hạn chế ăn uống và vận động sau phẫu thuật cho đến khi vết thương lành.
Bên cạnh đó, không phải người bệnh nào cũng phù hợp với phương pháp điều trị này. Các chuyên gia của CHR đưa ra những chia sẻ về các trường hợp nên thực hiện phẫu thuật cắt amidan chỉ khi:
- Những trường hợp bị viêm amidan mãn tính, đã dùng thuốc, điều trị nội khoa trong một thời gian dài nhưng vẫn không trị khỏi bệnh.
- Amidan ngày càng bị viêm nặng, sưng to, gây khó khăn cho người bệnh trong việc hít thở.
- Người bệnh bị viêm amidan do liên cầu trùng.
- Bệnh viêm amidan ở người đã tái phát nhiều lần, ít nhất là 5 lần/ năm.
- Không có tiền sử bệnh bị phản ứng xấu với thuốc gây mê.
- Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tim, khớp.
Hướng dẫn cách đề phòng biến chứng sau phẫu thuật cắt amidan
Để giúp đề ngăn ngừa biến chứng và tránh phải lo lắng việc cắt amidan có ảnh hưởng gì không, người bệnh cần tuân theo một số hướng dẫn sau:
Cần chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao để thực hiện phẫu thuật cho mình.
Cung cấp cho bác sĩ biết tất cả các tiền sử bệnh của mình hoặc tình trạng bệnh của những người thân trong gia đình. Đặc biệt, nếu người bệnh có dị ứng với một số loại thuốc nào, cũng nên nói ngay cho bác sĩ biết.
Bên cạnh đó, tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và ăn uống khoa học sau phẫu thuật cắt amidan cũng rất quan trọng. Đây được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định về việc hồi phục nhanh chóng và có xảy ra biến chứng hay không. Cụ thể là:
Về chế độ sinh hoạt của người bệnh
Sau khi tiến hành tiểu phẫu cắt amidan, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như sau:
- Trong 4 tiếng đầu tiên, người bệnh tuyệt đối không được vận động mạnh. Mỗi khi nằm nghỉ ngơi, tốt nhất nên nằm nghiêng và không dùng gối đầu. Nếu không chú ý, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết ở vết phẫu thuật.
- Trong suốt 24 giờ đầu, người bệnh nên theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục. Nếu xuất hiện bất kỳ biến chứng xấu nào, đặc biệt là tình trạng xuất huyết, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
- Do vết phẫu thuật còn mới, người bệnh cần kiêng nói chuyện to tiếng từ 2 – 3 ngày sau phẫu thuật cắt amidan.
- Sau khoảng 1 tuần, vết thương sẽ dần hồi phục, liền lại và giảm đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này vẫn xuất hiện nhiều triệu chứng, điển hình như thỉnh thoảng chảy máu thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn.
- Để tránh việc phải luôn lo lắng cắt amidan có ảnh hưởng gì không, người bệnh nên tự ý thức giữ ấm quanh vùng cổ, để đảm bảo vết thương không bị nhiều tác động, nhanh chóng hồi phục.
- Chú ý không nên khạc nhổ mạnh mỗi khi súc miệng. Nếu không chú ý sẽ làm bong lớp giả mạc – lớp màng làm nhiệm vụ bảo vệ và cầm máu sau khi cắt amidan. Hãy để lớp bảo vệ này từ bong sau khoảng từ 7 – 10 ngày.
Chế độ ăn uống
Cắt amidan có tốt không còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống. Người bệnh tốt nhất nên có chế độ cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp, tránh làm tổn thương đến vị trí mới phẫu thuật cắt amidan.
- Trong suốt 10 ngày sau phẫu thuật người bệnh nên dùng thức ăn mềm, lỏng và nguội. Đặc biệt, không nên ăn đồ ăn cay và các loại nước có gas, có cồn,…
- Chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn về thời gian và liều lượng của bác sĩ và đừng quên đến tái khám đúng hẹn.
Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi cắt amidan có nguy hiểm không, cắt amidan có ảnh hưởng gì không. Hy vọng những thông tin đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn có sự cân nhắc khi áp dụng phương pháp điều trị đặc biệt này và nhận được kết quả như mong đợi.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!