Nên hay không điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser? Một vài lưu ý khi thực hiện

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp chữa bệnh hiện đại, phổ biến, hiệu quả đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, trung bình (khi đĩa đệm mới chỉ bị phồng, lồi, bao xơ và chưa nứt rách). Cụ thể phương pháp này ra sao? Có nên thực hiện hay không?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là kỹ thuật gì?

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là kỹ thuật làm giảm áp đĩa đệm qua da bằng tia laser. Khi thực hiện phương pháp, các bác sĩ sẽ ứng dụng tia laser để đốt một lượng nhỏ nhân nhầy ở trung tâm đĩa đệm. Qua đó, phương pháp giúp giảm bớt hiện tượng nội đĩa bị chèn ép, ngăn ngừa nguy cơ gây nứt rách bao xơ, giảm áp lực lên các dây thần kinh trong khu vực.

co thanh chia se ve qua trinh dieu tri tai do minh duong ket qua
Từng không tin vào y học cổ truyền, nhưng chỉ sau 24 buổi châm cứu bấm huyệt kết hợp uống thuốc Đỗ Minh thoát vị thang cô Nguyễn Thị Thanh – Hà Nội đã hoàn toàn thay đổi quan điểm.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp tân tiến, không gây đau đớn, được bác sĩ khuyên dùng
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp tân tiến, không gây đau đớn, được bác sĩ khuyên dùng

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là kỹ thuật cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng tê bì, ê mỏi toàn thân, đau nhức, cứng cổ, đĩa đệm nóng, châm chích,… Phương pháp điều trị bằng laser là cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến, hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế hiện nay.

Nên hay không nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser?

Có khá nhiều bệnh nhân cùng chung thắc mắc này. Bởi hiện nay, có rất nhiều biện pháp chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau như: Dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật đĩa đệm, khiến người bệnh băn khoăn không biết nên áp dụng phương pháp nào.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có những ưu, nhược điểm riêng. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có quyết định cho riêng mình.

Ưu điểm của phương pháp

  • Ít xâm lấn, không gây chảy máu, hạn chế tối đa cảm giác đau đớn, khó chịu trong và sau khi trị liệu.
  • Độ an toàn cao hơn so với các phương pháp vật lý trị liệu và phẫu thuật gây xâm lấn.
  • Hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser thành công lên tới 80%.
  • Không cần gây mê toàn thân, thời gian hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể xuất viện và về nhà chỉ 1 tiếng sau khi thực hiện.
  • Ít biến chứng, không làm tổn hại đến cấu trúc, chức năng của cột sống.

Nhược điểm của phương pháp

  • Phạm vi chỉ định phương pháp còn hạn chế.
  • Chi phí thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tia laser khá cao (dao động từ 15.000.000 – 20.000.000 VND/lần).
  • Phương pháp vẫn tồn tại nguy cơ bị áp xe cạnh màng cứng.

Nhìn chung, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp hiệu quả, an toàn, không xâm lấn. Để biết chắc chắn có nên sử dụng laser chữa bệnh lý này hay không, người bệnh vẫn nên thăm khám, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có quyết định chính xác.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có nhiều ưu điểm vượt trội
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có nhiều ưu điểm vượt trội

Khi nào nên/không nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser?

Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser trong một số trường hợp sau:

  • Người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ: Đĩa đệm bị lồi, phồng, chưa bị bao xơ, đứt rách.
  • Người bệnh đã thực hiện thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và sử dụng thuốc khắc phục thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không có tác dụng.
  • Đĩa đệm sưng phồng, chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến cứng cổ, tê bì, đau nhức, nóng ran vùng cổ,…

Bên cạnh đó, có một vài trường hợp tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này, cụ thể như:

  • Phụ nữ có bầu.
  • Trượt thân cột sống cấp độ 1.
  • Lao cột sống.
  • Đĩa đệm xẹp trên 50%.
  • Gãy thân cột sống.
  • Nứt rách bao xơ khiến nhân nhầy chảy ra bên ngoài.
  • Người bệnh có tiền sử phẫu thuật đĩa đệm.

Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp điều trị nhanh chóng, không gây đau đớn. Quy trình thực hiện phương pháp thường chỉ diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút. Sau đó, bệnh nhân có thể tự về nhà chỉ sau 1 tiếng đồng hồ. Các bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp chiếu laser cụ thể như sau:

Có thể bạn chưa biết

Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa

Để biết người bệnh có phù hợp với phương pháp điều trị này không, các bác sĩ cần tiến hành khám, nắm bắt tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, cần thực hiện chụp X-quang, CT, MRI, đo điện cơ,… để xác định tình trạng đĩa đệm.

Quá trình thăm khám giúp bác sĩ tư vấn chính xác bệnh nhân có nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser
Quá trình thăm khám giúp bác sĩ tư vấn chính xác bệnh nhân có nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser

Trong trường hợp đĩa đệm của người bệnh chỉ phồng, lồi nhẹ, chưa thoái hóa quá nặng, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp này để giảm áp suất nội đĩa, giảm thiểu sự chèn ép của đĩa đệm lên các dây thần kinh.

Khi thăm khám, các bác sĩ cũng sẽ giới thiệu rõ với người bệnh nguyên lý hoạt động của phương pháp, thời gian hoàn thành, chi phí, lưu ý trong quá trình thực hiện.

Thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Khi bệnh nhân đã quyết định áp dụng phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser, các bác sĩ sẽ hẹn lịch thực hiện. Quá trình điều trị bằng tia laser sẽ diễn ra theo trình tự sau:

  • Gây tê tại vùng điều trị nhằm giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn, ê nhức.
  • Điều chỉnh cường độ, mức sóng của tia laser cho phù hợp với tình trạng mỗi bệnh nhân.
  • Chiếu tia laser trực tiếp vào vùng cần điều trị nhằm đốt cháy một lượng nhỏ nhân nhầy trong đĩa đệm.

Toàn bộ quá trình thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia laser đều được giám sát qua máy chụp X-quang nhằm kiểm soát, điều chỉnh tia laser cho thích hợp.

Sau khi thực hiện xong, bệnh nhân nên ở lại nghỉ ngơi, theo dõi trong vòng 30 – 60 phút. Khi các bác sĩ kiểm tra thấy tình hình sức khỏe người bệnh ổn định, bạn có thể trở về nhà.

Theo dõi, tái khám

Sau khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, hầu hết người bệnh đều không cảm thấy đau đớn và có thể sinh hoạt nhẹ nhàng bình thường. Tuy nhiên, để đĩa đệm hồi phục hoàn toàn, sẽ mất 1 khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng sau. Điều này phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của người bệnh.

Các bác sĩ cũng sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra chính xác tình trạng đĩa đệm sau điều trị, phát hiện sớm các biến chứng. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng lịch hẹn.

Chế độ ăn uống giàu canxi giúp đĩa đệm người bệnh nhanh hồi phục
Chế độ ăn uống giàu canxi giúp đĩa đệm người bệnh nhanh hồi phục

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, để đĩa đệm hồi phục hiệu quả, không tái phát, người bệnh nên áp dụng các chỉ dẫn sau:

  • Chỉ ăn uống sau 4 tiếng kể từ khi kết thúc điều trị.
  • Trong vòng 1 – 2 ngày đầu sau khi điều trị, nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, tránh việc dạ dày phải hoạt động quá mức gây áp lực lên khu vực đĩa đệm.
  • Trong vòng 1 – 2 tháng sau điều trị, cần bổ sung gia tăng các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, protein, magie, kẽm, chất xơ,…
  • Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên vùng đĩa đệm, gây đau nhức, chậm hồi phục như: Đạp xe, chạy bộ, đi lại nhiều, ngồi lâu, đi xe máy, mang vác vật nặng, quan hệ tình dục,…
  • Nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất, tránh đè lên khu vực mới điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để tập các bài vật lý trị liệu, yoga phù hợp, giúp củng cố mức độ chắc khỏe, dẻo dai của xương khớp.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra đĩa đệm định kỳ, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin chi tiết về điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Nếu muốn thực hiện phương pháp này, hãy đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, tư vấn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Xem ngay

thoat vi dia dem co anh huong den sinh san khong
Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không là câu hỏi chung của chị em phụ nữ, những người không may mắn mắc phải căn bệnh này.…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *