Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng: Tác dụng, biến chứng, quy trình thực hiện

Tiêm ngoài màng cứng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến. Phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả, không xâm lấn, không cần thực hiện phẫu thuật. Cụ thể ra sao, cần lưu ý gì khi thực hiện?

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm là gì?

Tiêm ngoài màng cứng để điều trị thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh hiện đại, hiệu quả, được đánh giá cao.

Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhanh gọn, được bác sĩ khuyên dùng
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhanh gọn, được bác sĩ khuyên dùng

Để thực hiện, các bác sĩ sẽ xác định vị trí cần tim thông qua đèn huỳnh quang hoặc ảnh chụp cắt lớp. Sau đó, sử dụng bơm kim tiêm đặc biệt 22 hoặc 22G, truyền trực tiếp thuốc vào khu vực màng cứng ở cột sống lưng. Bởi đây là nơi tập trung nhiều rễ thần kinh bao quanh tủy sống nên sẽ thẩm thấu thuốc nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Nhóm thuốc được sử dụng bao gồm thuốc tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison, thuốc gây tê, giảm đau, kháng viêm. Chúng sẽ tác động trực tiếp đến các dây thần kinh đang chèn ép lên đĩa đệm gây đau nhức. Qua đó giúp giảm đau trong khu vực. Bệnh nhân không còn cảm thấy nhức mỏi cột sống, đi lại, vận động dễ dàng hơn.

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm đã được ra đời từ lâu và ghi nhận hiệu quả tích cực. Tại Việt Nam, đã có khá nhiều cơ sở y tế áp dụng. Hơn nữa, cách thực hiện kỹ thuật này cũng khá đơn giản. Chi phí tiêm ngoài màng cứng cũng không cao. Người bệnh có thể đến bất kỳ địa chỉ nào để thăm khám và tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng

Theo các chuyên gia y tế, tiêm ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả cao. Phần lớn bệnh nhân sau khi thực hiện đều công nhận khả năng giảm đau, chống sưng viêm hiệu nghiệm.

Sau khi được tiêm vào khu vực màng cứng, các hoạt chất trong thuốc sẽ tác động tới các dây thần kinh và đĩa đệm bị thoát vị, đem đến nhiều tác dụng vượt trội cho người bệnh như:

  • Giảm sưng, chống phù nề, kháng viêm, làm thuyên giảm tình trạng đau nhức, giúp người bệnh thoải mái, cử động dễ dàng hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Làm giảm nguy cơ phải xâm lấn, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu và biến chứng cho hệ xương khớp.
  • Làm lành tổn thương ở các khu vực xung quanh do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Ngăn ngừa hiện tượng lão hóa xương khớp, kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
  • Xác định chính xác nguyên nhân khiến cột sống đau nhức. Bởi theo các bác sĩ, đau cột sống không chỉ do thoát vị đĩa đệm gây ra. Việc tiêm ngoài màng cứng sẽ giúp các bác sĩ phát hiện chính xác các bệnh lý khác – căn nguyên của cơn đau.
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội

Chỉ sau 1 mũi tiêm ngoài màng cứng hoặc 2 – 3 mũi (với trường hợp nặng), người bệnh có thể nhận được các tác dụng hiệu nghiệm. Do đó, nếu đang mắc thoát vị đĩa đệm và tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả, đơn giản, bạn có thể tham khảo phương pháp này.

Biến chứng có thể gặp khi tiêm ngoài màng cứng

Khó ai có thể phủ nhận hiệu quả của phương pháp này. Mặc dù vậy, kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Người bệnh cần nắm rõ để phòng ngừa một số biến chứng có thể gặp phải sau:

  • Nhiễm trùng

Mặc dù vết tiêm rất nhỏ nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây sốt, lở loét da, mệt mỏi,… Nguyên nhân do bơm kim tiêm không được khử trùng hoàn toàn hoặc người bệnh chăm sóc không đúng cách sau khi tiêm.

  • Thủng ngoài màng cứng

Tỷ lệ người bệnh gặp tình trạng này không nhiều nhưng cũng chiếm khoảng 0,3% tổng số ca thực hiện. Khi màng cứng bị thủng, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng đau nhức đầu dữ dội, từ nhẹ đến nặng. Tình trạng này có thể khỏi sau vài ngày hoặc nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế nhanh chóng để được xử lý sớm.

  • Chảy máu liên tục

Sau khi tiêm ngoài màng cứng xong, người bệnh có khả năng gặp tình trạng xuất huyết màng cứng. Thông thường thì máu có thể ngừng chảy sau một thời gian ngắn. Nhưng tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng trong một số trường hợp, đặc biệt ở những người bị rối loạn đông máu.

  • Dây thần kinh bị tổn thương

Nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề không vững vàng, ít kinh nghiệm, chẩn đoán sai vị trí tiêm, các tế bào và dây thần kinh xung quanh có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến sưng viêm, gây đau nhức, thậm chí gây đột quỵ và tử vong.

Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi,... sau khi thực hiện phương pháp
Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi,… sau khi thực hiện phương pháp

Ngoài các biến chứng nguy hiểm trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ tiêm ngoài màng cứng thông thường như:

  • Đau cơ, nhức mỏi, ê buốt tại vùng mới tiêm khoảng 1 – 2 ngày sau khi thực hiện.
  • Tay chân lạnh.
  • Mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.
  • Tụt huyết áp hoặc tăng chỉ số đường huyết.

Nếu sau vài ngày, các biểu hiện trên chưa chấm dứt thì bạn nên nhanh chóng đến tái khám để được các bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và khắc phục kịp thời.

Đối tượng nên – không nên thực hiện tiêm ngoài màng cứng?

Phạm vi chỉ định tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm khá đa dạng. Người mắc bệnh mức độ nhẹ đến nặng, thậm chí người cao tuổi đều có thể thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định phương pháp này. Cụ thể như sau:

Trường hợp có thể thực hiện tiêm ngoài màng cứng

Dựa trên kết quả thăm khám, chụp chiếu, xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm ngoài màng cứng với các đối tượng sau:

  • Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm phình lồi gây chèn ép dây thần kinh.
  • Người bị chấn thương ở khu vực cột sống.
  • Người bị viêm xương cột sống, viêm rễ dây thần kinh.
  • Người đã từng phẫu thuật đĩa đệm nhưng vẫn còn bị đau nhức lưng, chân.
Người bị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến nặng đều có thể thực hiện kỹ thuật này
Người bị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm từ nhẹ đến nặng đều có thể thực hiện kỹ thuật này

Đối tượng bị chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng

Mặc dù đây là một phương pháp hiệu quả nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ, tránh các biến chứng khó lường. Dưới đây là một số trường hợp bị chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng:

  • Người bệnh mắc hội chứng rối loạn đông máu.
  • Người có cột sống bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng.
  • Người có cột sống bị chấn thương nặng hoặc mang khối u bất thường, nghi ngờ ung thư.
  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc tiêm ngoài màng cứng.
  • Người đang uống một số loại thuốc chữa tiểu đường, viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu.

Để biết chính xác trường hợp của mình có thực hiện được phương pháp tiêm ngoài màng cứng hay không, người bệnh hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn cụ thể.

Quy trình thực hiện tiêm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Để tiêm ngoài màng cứng đạt hiệu quả cao nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro, biến chứng không mong muốn, quy trình thực hiện cần được đảm bảo chuẩn xác, đúng trình tự như sau:

Thăm khám, chụp chiếu

Các bác sĩ cần tiến hành khám kỹ lưỡng, chụp khu vực thoát vị đĩa đệm bằng máy kỹ thuật chụp CT, X-quang hoặc chẩn đoán hình ảnh bằng sóng cộng hưởng từ. Qua đó, bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng thoát vị của bệnh nhân để sử dụng thuốc tiêm phù hợp. Đồng thời, vị trí cần tiêm cũng được xác định chính xác.

Sau đó, các bác sĩ sẽ truyền đạt lại tình trạng bệnh cho bệnh nhân, tư vấn cụ thể về phương pháp, hiệu quả cũng như rủi ro nếu có. Điều này giúp người bệnh có thể đưa ra quyết định cụ thể.

Trước khi tiêm ngoài màng cứng, người bệnh cần được chụp CT để các bác sĩ xác định vị trí cần tiêm
Trước khi tiêm ngoài màng cứng, người bệnh cần được chụp CT để các bác sĩ xác định vị trí cần tiêm

Chuẩn bị trước khi tiêm

  • Trước khi tiêm, người bệnh cần chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ:
  • Thực hiện các xét nghiệm theo đề xuất của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không ăn uống bất cứ thứ gì 4 tiếng trước khi tiến hành tiêm để phòng tránh hiện tượng đau bụng, nôn mửa trong khi tiêm ngoài màng cứng.
  • Đi vệ sinh trước khi thực hiện để tránh đứt đoạn trong quá trình thực hiện.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo sạch, khử trùng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sau khi tiêm.
  • Người bệnh nằm nghiêng, thả lỏng người, chân co lên ngực để tạo tư thế thuận lợi nhất cho các bác sĩ tiến hành tiêm thuốc.

Thực hiện kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng

Để bắt đầu tiêm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, trước tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp cắt lớp để đánh dấu vị trí cần tiêm. Sau đó, quy trình tiêm thuốc (khoảng 3ml Hydrocortison acetate hay 40mg Depomedrol) bắt đầu theo các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tay, mang găng tay vô trùng.
  • Bước 2: Khử trùng da tại vùng cần tiêm bằng cồn i – ốt, cồn 70 độ trước khi tiến hành tiêm.
  • Bước 3: Xác định vị trí tiêm dưới da ở khu vực liên đốt L5 – S1 bị thoát vị đĩa đệm.
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành đưa mũi kim vào vùng da trên, đi qua dây chằng. Khi đó, bác sĩ sẽ cảm thấy có một độ hẫng nhất định. Thông qua thiết bị kiểm tra để biết chính xác vị trí tiêm đã chuẩn chưa để tiến hành bơm thuốc.
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành tiêm thuốc, bác sĩ rút kim tiêm rồi tiến hành cầm máu tại chỗ, sát khuẩn, dán băng gạc lên trên để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn, hạn chế nhiễm trùng vết thương.

Sau khi quy trình tiêm ngoài màng cứng kết thúc, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 15 phút để ổn định. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra một lần nữa tình trạng cụ thể và cho phép người bệnh về nhà nghỉ ngơi. Nếu phát hiện thấy bất kỳ biểu hiện nào bất thường, cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tiêm ngoài màng cứng cần được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, nơi có các bác sĩ tay nghề cao
Tiêm ngoài màng cứng cần được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, nơi có các bác sĩ tay nghề cao

Một vài lưu ý khi tiêm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Để hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao để thực hiện.
  • Sau khi tiêm xong, không nên tự lái xe về nhà mà cần nghỉ ngơi, sau đó nhờ người thân đưa về.
  • Hạn chế vận động mạnh trong vòng 1 tháng sau khi tiêm.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nhiều canxi, vitamin D3, magie, kẽm, hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích.
  • Phương pháp chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm trong vòng 1 năm trở lại chứ không có hiệu quả vĩnh viễn.
  • Phương pháp phù hợp với người mắc bệnh mức độ nhẹ, không nên quá lạm dụng và việc thực hiện cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin người bệnh cần biết nếu muốn thực hiện tiêm ngoài màng cứng. Nhìn chung, đây là phương pháp hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chuyên môn và nhận tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chế độ ăn uống của người đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi bệnh
Đau dây thần kinh liên sườn nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi theo các nhà khoa học, chế độ ăn uống phù…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *