Trẻ bị amidan quá phát: Những thông tin cha mẹ cần biết càng sớm càng tốt!
Bảng tóm tắt
Viêm amidan quá phát là tình trạng bệnh bắt nguồn từ viêm amidan mãn tính dễ gặp ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị amidan quá phát có nguy hiểm không, điều trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho cha mẹ thông tin cần thiết về bệnh.
Trẻ bị amidan quá phát là gì?
Viêm amidan quá phát ở trẻ nhỏ thực chất là tình trạng viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời biến chứng thành viêm amidan mãn tính quá phát. Bệnh thường gặp nhiều ở đối tượng trẻ nhỏ vì lúc này sức đề kháng cơ thể còn yếu, viêm amidan dễ tái phát nhiều lần và gây mãn tính.
Amidan sưng to, đau nhức khiến cho các bé ăn uống khó khăn và có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ. Điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của các bé, có những trẻ nhỏ phải nghỉ học dài ngày để chữa bệnh.
Trẻ bị amidan quá phát với biểu hiện amidan sưng to ở hai bên thành họng, lâu dần lan rộng và chèn ép làm hẹp khoang họng của bé. Lúc này bệnh đã trở nặng, bắt buộc cần can thiệp để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Viêm amidan quá phát ở trẻ em cũng được chia thành 4 cấp độ bệnh như thông thường như sau:
- Trẻ bị amidan quá phát cấp độ 1: Đây là giai đoạn viêm amidan quá phát còn nhẹ, amidan hơi sưng, có hình tròn và cuống gọn. Chiều ngang của trụ viêm amidan nhỏ chỉ khoảng ¼ khoảng cách từ đỉnh amidan đến giữa chân trụ trước của amidan.
- Viêm amidan quá phát cấp độ 2: Cũng giống như đối với cấp độ 1, viêm amidan sưng to và tròn. Tuy nhiên kích thước chiều ngang của chúng đã lớn hơn bằng ⅓ khoảng cách giữa phần chân trụ trước.
- Viêm amidan quá phát cấp độ 3: Lúc này, amidan sưng to hơn, vẫn giữ hình dạng tròn vốn có, chiều ngang amidan bằng ½ so với khoảng cách của chân trụ trước.
- Trẻ bị amidan quá phát cấp độ 4: Cấp độ 4 hay còn gọi là thể xơ chìm, với đặc trưng bởi bề mặt amidan gồ ghề và nhiều xơ trắng. Phần mô amidan dày lên, sưng đỏ sẫm.
Nguyên nhân gây viêm amidan quá phát ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị amidan quá phát. Bệnh có thể do nhiều yếu tố gây ra nhưng hầu hết là do yếu tố từ môi trường và cơ địa của các bé.
Một số nguyên nhân chính gây trẻ bị amidan quá phát đó là:
- Virus, vi khuẩn xâm nhập: Viêm amidan dễ gặp nhất là do yếu tố vi khuẩn hay virus gây ra. Một số loại có khả năng gây bệnh cao như virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, adenoviruses,…
- Do cấu tạo tự nhiên của amidan: Amidan đặc trưng bởi cấu trúc khe và hốc nhiều, do đó dễ khiến cho thức ăn và vi khuẩn đọng lại đây. Khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tích cực sinh sôi tại đây.
- Yếu tố thời tiết: Việc thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến cho bệnh viêm amidan quá phát xuất hiện. Đặc biệt là đối với cơ thể các bé chưa kịp thích nghi với khí hậu thay đổi.
- Do các bệnh đường hô hấp: Những bé có tiền sử bệnh nền về đường hô hấp như cảm cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh sởi,… nếu không được điều trị sớm có nguy cơ dẫn đến viêm amidan.
- Yếu tố khác: Ngoài ra, trẻ bị amidan quá phát còn có thể do chế độ dinh dưỡng không tốt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, môi trường bụi bẩn, thường xuyên ăn đồ lạnh,…
Nhận biết trẻ bị amidan quá phát
Viêm amidan quá phát thường đặc trưng bởi các biểu hiện bệnh kéo dài và tái phát liên tục mỗi khi gặp tác động xấu. Chúng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của trẻ nhỏ.
Đối với triệu chứng amidan, chúng thường khá giống nhau ở các cấp độ kể cả đối với viêm amidan quá phát. Trẻ bị amidan quá phát chúng ta có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Đau rát họng: Người bệnh luôn có cảm giác đau rát ở vùng cổ họng, kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu, cảm nhận vướng ở cổ họng khi nuốt đồ ăn.
- Ho khan, ho có đờm: Trẻ nhỏ sẽ gặp phải hiện tượng ho liên tục, lâu ngày khiến bé bị khản tiếng và luôn muốn ho để đẩy đờm vướng trong cổ ra ngoài.
- Amidan sưng phù: Nếu bố mẹ quan sát cổ họng của trẻ, đối với trẻ bị amidan quá phát sẽ nhìn thấy 2 bên amidan sưng to, đỏ tấy gây hẹp khoang họng. Trên bề mặt có thể có đốm hoặc xơ trắng.
- Hôi miệng: Hốc amidan bị viêm có ứ đọng thức ăn thừa, dịch tiết, vi khuẩn và dịch mủ vì thế tạo nên khí H2S khiến miệng có mùi hôi. Mặc dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn bị mùi.
- Khản tiếng: Viêm nhiễm tại amidan có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của dây thanh quản và khiến trẻ nhỏ bị khản tiếng, mất tiếng, lạc giọng.
- Ngoài những biểu hiện trên, trẻ bị amidan quá phát còn gặp phải tình trạng cơ thể mệt mỏi suy nhược, kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khó thở hay thở khò khè khi ngủ.
Viêm amidan quá phát có nguy hiểm không?
Bệnh viêm amidan quá phát không có gì phức tạp nếu chúng chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhất định và được điều trị kịp thời. Tuy nhiên ở đối tượng trẻ bị amidan quá phát thì bố mẹ cần hết sức lưu tâm vì lúc này hệ miễn dịch của con còn chưa hoàn thiện, thời gian điều trị lâu hơn, sức chống đỡ của cơ thể không tốt dễ gặp biến chứng.
Những biến chứng có thể gặp phải ở trẻ bị viêm amidan quá phát gồm:
- Áp – xe amidan.
- Viêm tai giữa, giảm thính lực.
- Viêm phế quản.
- Viêm xoang cấp – mãn tính.
- Viêm cầu thận.
- Viêm xương khớp.
- Biến dạng mặt.
- Chậm phát triển.
- Một số biến chứng khác như đau ù tai, họng phình to, sốt liên tục,…
Cách điều trị bệnh viêm amidan quá phát ở trẻ em
Trẻ bị amidan quá phát bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan và xem nhẹ bệnh. Việc điều trị sớm từ giai đoạn đầu là hoàn toàn cần thiết để giúp bé được khỏe mạnh, bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh lý, bố mẹ cần cho con đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để nhận tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Hiện nay y học phát triển, vì thế chúng ta có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị cho trẻ bị amidan quá phát. Tuy nhiên phương pháp nào tốt và phù hợp nhất đối với các bé, phụ huynh cần tham khảo chuyên gia để nhận định phương pháp tốt nhất.
Cách chữa cho trẻ bị amidan quá phát tại nhà
Nếu các bé bị viêm amidan biểu hiện ở mức độ nhẹ như sốt, ho không thường xuyên thì bố mẹ không cần điều trị bằng thuốc cho trẻ vội mà hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc chữa dân gian tại nhà. Đây là những phương thuốc theo kinh nghiệm dân gian xưa, sử dụng những vị dược liệu có sẵn và đơn giản để điều trị.
Bố mẹ có thể tham khảo cách chữa trẻ bị amidan quá phát như sau:
- Bài thuốc dùng gừng tươi: Bố mẹ sử dụng 1 củ gừng tươi đem rửa sạch, sau đó thái thành sợi mỏng rồi bỏ vào cốc nước sôi. Hãm khoảng 10 phút đợi cho nước nguội bớt rồi cho trẻ uống. Có thể cho thêm mật ong hay đường phèn vào cốc, vừa giúp dễ uống hơn vừa nâng cao công dụng của bài thuốc.
- Kết hợp chanh và đường phèn: Chanh chứa nhiều vitamin C, những tinh chất trong chanh có khả năng chống viêm, tiêu sưng và tiêu diệt vi khuẩn khá tốt. Dùng chanh trong điều trị amidan còn giúp cung cấp vitamin để cơ thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát. Chỉ cần sử dụng ½ quả chanh thái thành lát mỏng, sau đó hãm cùng với đường phèn trong cốc khoảng 10 phút. Cho trẻ uống mỗi ngày 2 – 3 lần đều đặn bạn sẽ thấy rõ công dụng của phương pháp này.
- Bài thuốc chữa viêm amidan bằng tỏi: Sử dụng 1 củ tỏi đã bóc sạch vỏ, đem đi đập dập rồi trộn với một cốc sữa tươi. Bố mẹ cho bé uống 1 lần/ ngày sẽ giúp cổ họng bớt sưng đỏ, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm amidan tốt hơn.
Những cách chữa dân gian áp dụng cho trẻ bị amidan quá phát có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và cho kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp đối với những bé bị viêm amidan cấp độ nhẹ. Nếu bệnh nặng hơn, bố mẹ cần cho bé đi khám và điều trị bằng cách chữa khoa học hơn.
Chữa viêm amidan quá phát theo Tây y
Tây y là một phương pháp điều trị cho trẻ bị amidan quá phát một cách khoa học và khá an toàn. Những loại thuốc tân dược đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về dược lực và khả năng tác động điều trị bệnh. Tùy thuộc vào từng mức độ viêm amidan quá phát ở trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị bệnh riêng biệt.
Sử dụng thuốc điều trị
Trẻ bị amidan quá phát chủ yếu do vi khuẩn, tác nhân có hại xâm nhập vào vòm họng gây nên, vì thế kháng sinh là một trong số các loại thuốc thường được chỉ định khi điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua dùng kháng sinh để chữa viêm amidan cho trẻ nếu chưa được bác sĩ chỉ định.
Cụ thể, một số nhóm thuốc thường được dùng nhiều khi điều trị trẻ bị amidan quá phát đó là:
- Thuốc kháng sinh: Clamoxyl, Augmentine, Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin,…
- Thuốc giảm đau họng: Paracetamol,…
- Thuốc chống xung huyết: Amitase,…
- Thuốc kháng viêm: Betadine, Lysopaine,…
Thuốc Tây đem đến hiệu quả điều trị nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên chúng có thể mang đến những tác dụng phụ cho sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là gan, thận. Vì thế bố mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ bị amidan quá phát tại nhà bằng việc mua thuốc uống mà cần thăm khám chuyên khoa. Bên cạnh đó cũng cần cho con sử dụng đúng liều lượng thuốc đã kê, không dùng quá liều tránh hiện tượng nhờn thuốc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Điều trị viêm amidan bằng ngoại khoa
Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định cuối cùng khi trẻ không đáp ứng được với việc điều trị bằng thuốc hay tình trạng viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên bố mẹ cần thật cân nhắc trước khi cho bé thực hiện phương pháp này vì đối với trẻ dưới 5 tuổi, amidan hoạt động rất mạnh với vai trò miễn dịch.
Việc cắt bỏ amidan giúp loại bỏ nhanh ổ viêm nhiễm, nhưng xét về lâu dài chúng sẽ gây nhiều biến chứng và viêm lan rộng hơn, kéo theo một loạt các bệnh lý về đường hô hấp dễ mắc phải. Trẻ bị amidan quá phát chỉ nên cắt khối amidan khi:
- Bệnh tái phát nhiều lần trong năm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Bệnh diễn biến nặng nề và gây áp xe vùng họng, viêm xoang,…
- Chỉ thực hiện đối với các trẻ từ 4 – 5 tuổi trở lên.
Sau quá trình phẫu thuật cắt amidan, bố mẹ hạn chế cho trẻ nhỏ nói chuyện trong vài ngày để tránh dây thanh quản bị tổn thương. Đồng thời chăm sóc sức khỏe thật tốt để bệnh nhanh chóng phục hồi.
Đông y chữa viêm amidan quá phát ở trẻ
Ngoài Tây y, Đông y cũng là một cách điều trị trẻ bị amidan quá phát rất hiệu quả và được bố mẹ ưa chuộng sử dụng cho trẻ trong những năm gần đây. Theo Đông y, viêm amidan ở người nói chung là do chính khí yếu dẫn đến các tác nhân có hại như phong, hàn, tà, nhiệt ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập vào bên trong họng.
Những bài thuốc Đông y tập trung vào điều trị bệnh từ căn nguyên, bồi bổ chính khí, cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường miễn dịch cơ thể. Dưới đây là các bài thuốc bố mẹ có thể tham khảo để điều trị cho bé:
- Bài thuốc số 1: Sắc các vị thuốc bao gồm Bạc hà, Liên kiều, Cát cánh, Cam thảo,… trong vòng 45 phút, sau đó để nguội rồi uống 3 lần/ ngày.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các vị thuốc như Kinh giới, Ngưu bàng, Cát cánh, Huyền sâm, Kim ngân hoa,.. đem sắc còn 3 bát nước thì tắt bếp để nguội và cho bé uống trong ngày.
Mỗi vị dược liệu với công dụng khác nhau sẽ được gia giảm linh hoạt tùy theo thể trạng sức khỏe và mức độ bệnh của các bé. Do đó bố mẹ không nên tự mua thuốc về sắc cho bé uống mà nên cho con đến các đơn vị y học cổ truyền uy tín để thầy thuốc kê đơn bốc thuốc.
Cách phòng ngừa viêm amidan quá phát ở trẻ nhỏ
Việc điều trị cho trẻ bị amidan quá phát là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên bên cạnh chữa trị thì bảo vệ sức khỏe phòng ngừa tái phát cũng hết sức cần thiết. Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ thực hiện những điều dưới đây:
- Luôn vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày, đánh răng và súc miệng với nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn có hại.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường và rửa tay thường xuyên vì bé hay có thói quen đưa tay lên miệng.
- Luôn giữ ấm cho bé đặc biệt là trong thời tiết mùa lạnh, giữ ấm những vùng như cổ họng, tai, mũi, lưng.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết, vitamin, kẽm, Se trong chế độ ăn hàng ngày của con nhỏ. Uống nước ép, sinh tố hoa quả để tăng cường dưỡng chất cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn nhóm thực phẩm cay nóng vì chúng không tốt cho họng của bé.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tăng cường hoạt động đào thải độc tố của cơ thể, vừa giúp làm dịu niêm mạc họng và giảm ho.
Trẻ bị amidan quá phát là hiện tượng không hề hiếm gặp hiện nay. Bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho bé đi khám và điều trị sớm để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, phòng ngừa biến chứng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!