Tất tần tật các thông tin về bệnh viêm đại tràng giả mạc
Bảng tóm tắt
Ở Việt Nam không có nhiều trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc tuy nhiên bạn không thể chủ quan vì căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này hãy tìm hiểu chi tiết qua các thông tin sau.
Viêm đại tràng giả mạc là gì?
Viêm đại tràng giả mạc còn được biết đến với tên gọi khác là viêm đại tràng C. difficile hoặc viêm đại tràng do kháng sinh. Bệnh lý này liên quan đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile, một số trường hợp đặc biệt sẽ có sự xuất hiện của các sinh vật khác.
Theo các nhà khoa học, viêm đại tràng giả mạc không nên điều trị bằng thuốc kháng sinh bởi có thể dẫn đến các tác dụng phụ, tiêu diệt lợi khuẩn, kích thích hại khuẩn phát triển đặc biệt Clostridium difficile. Loại vi khuẩn này sẽ tiết ra một loại độc tố làm hại niêm mạc, hình thành một lớp màu trắng dính vào ruột, được gọi là giả mạc.
Lớp giả mạc này tương đối mềm, dễ bong và khi tróc ra sẽ có ổ viêm, loét gây chảy máu. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn trong cơ thể kèm theo đó là các triệu chứng bên ngoài như sốt, đau bụng, đi ngoài. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng bởi nếu phát hiện sớm thì viêm đại tràng giả mạc có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc
Thông thường các biểu hiện của viêm đại tràng giả mạc thường xuất hiện khá sớm chỉ sau một khoảng thời gian ngắn từ 1 đến 2 ngày khi uống thuốc kháng sinh. Một số trường hợp đặc biệt có thể phát bệnh lâu hơn.
Đa phần bệnh viêm đại tràng giả mạc sẽ có các biểu hiện như:
- Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, người bệnh sẽ đi đại tiện từ 7 đến 8 lần một ngày. Khi đi tiêu phân sẽ thay đổi từ mềm, sệt sang toàn nước, thi thoảng có kèm theo máu và chất nhầy.
- Các cơn đau bụng xuất hiện, kéo dài với tần suất liên tục, mức độ đau có khi âm ỉ hoặc quặn bụng. Đây là dấu hiệu khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn giữa viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên 39 đến 40 độ. Thống kê y tế cũng đã ghi nhận có khoảng 28% người bệnh bị viêm đại tràng giả mạc có triệu chứng này.
- Bệnh nhân bị mất nước do đi đại tiện liên tục, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và bị khô họng. Trường hợp nặng hơn người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng như phù toàn thân, hạ huyết áp hoặc bị suy thận.
Nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên, người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng giả mạc
Theo ý kiến của các chuyên gia tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc hình thành do những tác nhân sau:
Thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây bệnh
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm đại tràng giả mạc là do sử dụng thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn bên trong đường ruột tồn tại tự nhiên, tự cân bằng và phát triển lành mạnh. Khi người bệnh dùng thuốc tân dược sẽ làm đảo lộn trật tự này. Đây chính là thời điểm thích hợp để hại khuẩn trong đó có Clostridium difficile phát triển quá mức, tạo nên một lớp thành giả mạc màu trắng. Chính vì vậy bạn cần chú ý về liều lượng kháng sinh khi dùng.
Đa phần các loại thuốc kháng sinh trên thị trường đều có thể gây viêm đại tràng giả mạc, một số loại có khả năng gây viêm cao hơn bạn cần chú ý bao gồm có:
- Thuốc Penicillin.
- Thuốc Clindamycin.
- Thuốc Cephalosporin.
- Thuốc Fluoroquinolones.
Do quá trình hóa trị liệu gây nên bệnh lý
Hóa trị liệu là phương pháp điều trị bệnh ung thư được nhiều người sử dụng tuy nhiên biện pháp này có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh của đại tràng gây ra nhiều bệnh lý trong đó có viêm đại tràng giả mạc.
Quá trình hóa trị liệu cũng có thể khiến người bệnh mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư trực tràng, viêm loét đại tràng hay bệnh crohn,...
Ngoài hai nguyên nhân chính mà chúng tôi đã liệt kê trên thì còn có nhiều lý do khác dẫn đến viêm đại tràng giả mạc như:
- Do chế độ ăn uống không phù hợp với cơ thể dẫn đến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
- Người bệnh bị suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Bệnh nhân đã phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đường ruột hoặc phải tiếp nhận chăm sóc đặc biệt.
- Do tuổi tác quá cao, sức đề kháng suy giảm, bởi theo các số liệu khoa học những người thuộc nhóm tuổi 65 tuổi trở lên có nguy cơ bị viêm đại tràng giả mạc rất cao.
- Bệnh nhân trước đó đã từng bị nhiễm khuẩn Clostridium difficile, khi có điều kiện thích hợp hại khuẩn sẽ phát triển hình thành nên bệnh lý.
- Người bệnh đã có tiền sử bị ruột kết như ung thư trực tràng, viêm ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích có khả năng bị bệnh rất cao.
- Ngoài ra, những người từng dùng thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc làm giảm axit dạ dày cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
Cách chẩn đoán bệnh viêm đại tràng giả mạc
Thông qua những dấu hiệu bên ngoài, người bệnh sẽ khó có thể biết chính xác bản thân có mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc hay không. Để có kết quả cụ thể, ngay khi có biểu hiện lạ bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định chuẩn xác nhất.
Khi khám viêm đại tràng giả mạc, ngoài việc căn cứ vào hồ sơ bệnh án, kết quả khám lâm sàng thì người bệnh phải phối hợp cùng bác sĩ thực hiện một số cuộc xét nghiệm như:
- Xét nghiệm mẫu phân để kiểm tra vi khuẩn Clostridium difficile có tồn tại và vượt quá mức quy định hay không.
- Xét nghiệm máu để xác định hệ thống bạch cầu có bị ảnh hưởng không, nếu tế bào máu trắng tăng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao hơn.
- Nội soi đại tràng bằng một thiết bị đưa vào từ hậu môn đến đại tràng giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong. Nếu có những mảng màu vàng hoặc niêm mạc bị tổn thương thì nguy cơ bị viêm đại tràng giả mạc càng cao.
- Chụp X-quang để bác sĩ căn cứ vào hình ảnh kiểm tra xem có những biến chứng khác như vỡ hoặc phình, đại tràng nhiễm độc hay không.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh lý chính xác, căn cứ vào tình trạng hiện tại của người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị vừa an toàn và mang đến hiệu quả cao nhất.
Cách điều trị viêm đại tràng giả mạc hiệu quả
Viêm đại tràng giả mạc cơ bản không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không điều trị sớm, bệnh trở nặng sẽ xuất hiện những biến chứng khôn lường như: Phình đại tràng nhiễm độc, ung thư đại tràng, hạ kali trong máu, mất nước,…
Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc hiện nay khá đa dạng để bạn áp dụng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Dưới đây là các cách chữa bệnh hay chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn hiểu hơn về cách chữa trị bệnh lý này:
Điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc theo Tây y
Điều trị bệnh bằng biện pháp Tây y là cách chữa mang đến kết quả nhanh nhất cho người bệnh. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bác sĩ có thể chỉ định những cách chữa như sau:
Yêu cầu bệnh nhân ngừng dùng thuốc kháng sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến chứng viêm đại tràng giả mạc đó chính là dùng thuốc kháng sinh vì thế bệnh nhân cần ngừng sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng bao gồm cả tiêu chảy.
Bác sĩ kê đơn để bệnh nhân sử dụng một loại kháng sinh khác
Bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn Clostridium difficile do đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng một loại dùng khác để các loại khuẩn trong cơ quan hoạt động bình thường, cân bằng hệ vi sinh lành mạnh của ruột già.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà kháng sinh bác sĩ kê đơn sẽ được dùng để tiêm vào tĩnh mạch hoặc truyền trực tiếp vào dạ dày.
Thực hiện phương pháp cấy ghép vi khuẩn phân
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định phương pháp cấy ghép vi khuẩn từ người hiến tặng khỏe mạnh, nhằm phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột.
Biện pháp điều trị này được thực hiện bằng cách dùng ống dẫn thông từ mũi đến dạ dày và tá tràng. Ngoài ra vi khuẩn phân còn có thể được đặt trong viên nang để người bệnh nuốt từ đó hình thành một hệ sinh vi mới.
Phẫu thuật điều trị viêm đại tràng giả mạc
Phẫu thuật điều trị viêm đại tràng giả mạc là một tiểu phẫu nhỏ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được chỉ định áp dụng đối với các trường hợp: Viêm phúc mạc, suy nội tạng hoặc vỡ đại tràng.
Khi tiến hành mổ bác sĩ sẽ cắt đi một phần ruột kết nhằm cải thiện triệu chứng. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được chăm sóc đặc biệt để hồi phục lại như thường.
Mẹo chữa viêm đại tràng bằng liệu pháp dân gian
Viêm đại tràng giả mạc hay các bệnh liên quan có thể dùng mẹo dân gian để chữa trị. Các bài thuốc này được truyền miệng nên rất hữu ích, tiện dụng và có thể áp dụng ngay nếu cấp độ bệnh lý còn nhẹ. So với việc dùng thuốc tân dược thì liệu pháp này có độ an toàn hơn bởi dược liệu sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại các cơ quan khác. Dưới đây là một số mẹo vặt dân gian giúp điều trị hiệu quả viêm đại tràng giả mạc mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.
Mẹo chữa bệnh bằng nghệ tươi
Nếu bạn cần một vị thuốc từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe chắc chắn không thể không nhắc đến nghệ. Dược liệu này có thể chữa được nhiều loại bệnh trong đó có viêm đại tràng.
Cách dùng nghệ trị viêm đại tràng giả mạc, khá đơn giản chỉ với vài thao tác sau:
- Nghệ tươi làm sạch, giã nhuyễn để lấy nước cốt sau đó trộn thêm 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Hỗn hợp thu được chia đều làm 2 để uống hết trong ngày.
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tinh bột nghệ trộn chung với mật ong tỉ lệ 1:2 tạo thành hỗn hợp đặc sệt để ăn mỗi ngày.
Mẹo chữa bệnh đại tràng bằng lá mơ
Nói đến các nguyên liệu tự nhiên chữa bệnh đại tràng không thể không nhắc đến
lá mơ lông. Thảo dược này sẵn có trong tự nhiên, dễ tìm, dễ chế biến nên chỉ cần kiên trì áp dụng tình trạng bệnh lý của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng giả mạc từ lá mơ lông khá đơn giản, bạn chỉ cần chế biến theo cách như sau:
- Chuẩn bị một lượng lá mơ lông vừa đủ dùng, làm sạch thật kỹ sau đó ép lấy nước cốt để uống.
- Hoặc bạn có thể chế biến chung với trứng gà, bọc lá chuối nướng hoặc rán không dầu để ăn là được.
Lưu ý, mẹo chữa dân gian đòi hỏi phải có sự kiên trì mới phát huy được tác dụng. Hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu áp dụng không mang đến hiệu quả bạn nên thay đổi phương pháp điều trị mới phù hợp hơn.
Đông y điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc
Đông y có cách điều trị viêm đại tràng riêng, tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng từ bên trong đồng thời bồi bổ sức khỏe của bệnh nhân. Trái với thuốc tân dược dùng nhiều gây hại cho sức khỏe thì biện pháp chữa trị này an toàn hơn, càng dùng càng tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên trước khi dùng thuốc, người bệnh vẫn nên đến tận nơi để thầy thuốc kiểm tra, xem xét biểu hiện, mức độ bệnh lý, xác định căn nguyên, chữa trị theo từng thể bệnh.
Một số vị thuốc Đông y có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh có thể nhắc đến như:
- Vị thuốc nam hoàng bá.
- Vị thuốc kê nội kim.
- Vị thuốc đương quy.
- Vị thuốc hoài sơn.
- Vị thuốc ý dĩ,…
Mỗi loại thảo dược có một công dụng riêng, khi kết hợp với nhau sẽ giúp nâng cao tác dụng để chữa trị hiệu quả. Tương tự với mẹo chữa dân gian, các bài thuốc y học cổ truyền khi sử dụng cũng đòi hỏi phải có sự kiên trì thực hiện, bệnh đang nhẹ dùng thuốc sẽ tốt hơn, thể trạng nhanh có sự chuyển biến.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm đại tràng
Ngoài việc điều trị viêm đại tràng giả mạc đúng phương pháp để loại trừ tận gốc nguyên nhân gây bệnh thì việc chăm sóc và phòng ngừa sau đó đóng vai trò quan trọng không kém.
Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, đề phòng dấu hiệu nhiễm trùng lây lan:
- Chỉ sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được bác sĩ kê đơn.
- Nếu người bệnh có dấu hiệu đau bụng hoặc sốt đi kèm có thể dùng thêm paracetamol.
- Nếu triệu chứng bệnh phát tán tuyệt đối không uống thuốc chống tiêu chảy vì sẽ làm ngăn chặn quá trình nhiễm trùng được xóa khỏi cơ thể.
- Luôn có thói quen uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì, mì ống, súp mỗi khi thấy đói.
- Rửa tay thường xuyên kể cả khi ở nhà và sau ít nhất 48 giờ từ đợt tiêu chảy cuối.
- Nếu có vấn đề gì bất thường do triệu chứng tái phát bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ khắc phục.
Do viêm đại tràng giả mạc có thể tái phát lại nên người bệnh và gia đình cần phải chú ý tuân thủ các biện pháp như sau:
- Không dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết bởi chúng chỉ có thể giúp điều trị bệnh lý, không chữa được bệnh do nhiễm virus.
- Người bệnh nhiễm Clostridium difficile cần phải ở cách ly với gia đình, hạn chế tiếp xúc chất thải từ bệnh nhân. Nếu có tiếp xúc buộc phải đeo găng tay dùng một lần, mặc áo choàng cách ly.
- Luôn vệ sinh kỹ lưỡng đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm do vi khuẩn Clostridium difficile không thể bị tiêu diệt bởi chất khử trùng tay chứa cồn.
- Có chế độ luyện tập thể dục thể thao, cải thiện sức đề kháng vừa rút ngắn thời gian hồi phục vừa tăng cường khả năng phòng bệnh.
- Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện mầm bệnh sớm, điều trị kịp thời, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Khi bệnh nhân có triệu chứng lạ không được tự ý xử lý khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ bởi có thể khiến bệnh tái phát trở lại, cấp độ nguy hiểm nâng cao.
- Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ dầu mỡ hay chất kích thích,…
Viêm đại tràng giả mạc có thể dẫn đến tử vong nếu như không điều trị kịp thời hoặc áp dụng sai cách. Bệnh lý còn có thể tái phát nhiều lần vì vậy bạn cần chú ý trong việc phòng ngừa. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!