Thuốc Salicylic acid: Trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác
Bảng tóm tắt
Thuốc Salicylic acid là loại thuốc quen thuộc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Nếu dùng sai cách hoặc quá liều lượng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về thuốc Salicylic acid để bạn có thể sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Thông tin về thuốc Salicylic acid
Xuất xứ
Salicylic acid (tên bắt nguồn từ tiếng Latin, từ salix có nghĩa là cây liễu). Đây là một loại acid mono hydroxybenzoic béo, một loại acid phenolic và một acid beta hydroxy (BHA). Salicylic acid có công thức hóa học C7H6O3. Acid hữu cơ này kết tinh không màu được dùng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ và có chức năng như hormone thực vật. Salicylic acid có trong danh sách các thuốc thiết yếu của WHO.
Tác dụng
Salicylic acid có tác dụng làm mềm da, loại bỏ lớp sừng trên da bằng cách hydrat hóa nội sinh. Khi dùng ở nồng độ thấp <1%, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh lại quá trình sừng hóa bất thường). Khi dùng ở nồng độ cao >1%, thuốc sẽ làm bong lớp sừng. Nếu dùng quá liều, thuốc có thể gây hoại tử da do da bị ăn mòn.
Thuốc Salicylic acid còn có tác dụng chống nấm nhờ làm bong vảy sừng. Nhờ đó, nó giúp ngăn chặn được nấm phát triển. Salicylic acid làm chất dẫn cho thuốc chống nấm thấm vào da hiệu quả. Khi phối hợp Salicylic acid và lưu huỳnh sẽ mang lại tác dụng làm tróc lớp sừng.
Thuốc thường được dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với các thuốc khác để hỗ trợ điều trị triệu chứng các bệnh:
- Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến, vảy da đầu và cả những trường hợp da tróc vảy khác
- Mụn cơm thông thường
- Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn chân và gan bàn tay
- Mụn trứng cá
Dạng bào chế – quy cách đóng gói
- Kem bôi 2%, 3%, 6%, 10%, 16,7%, 25%, 60%
- Thuốc mỡ 1%, 2%, 5%, 25%, 40%, 60%
- Gel 0,5%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%
- Thuốc dán 1%, 15%, 21%, 40%, 50%
- Thuốc xức 1%, 2%
- Nước gội đầu hoặc xà phòng 2%, 3%, 4%
- Các chế phẩm phối hợp với những hoạt chất khác như lưu huỳnh, hắc ín….
Liều dùng và cách dùng
Thông thường, liều dùng Salicylic acid phụ thuộc vào từng loại đóng gói và hàm lượng khác nhau. Do đó bạn có thể tham khảo một số liều dùng như sau, nhưng nếu muốn sử dụng tốt nhất hãy theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc salicylic acid dạng kem bôi: Dùng bôi tại chỗ trên da từ 2 – 3 lần/ngày.
- Dạng thuốc mỡ, thuốc nước: Bôi lượng vừa đủ lên da và xoa nhẹ.
- Dạng thuốc gel: Cần làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút, lau khô rồi mới bôi thuốc để tăng tác dụng của thuốc.
- Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô da. Ngâm hoặc đắp khăn ẩm lên nốt mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với nốt mụn cơm, vết chai hoặc sẹo và dán lên. Sau 48h thay miếng dán 1 lần và điều trị tối đa trong 14 ngày.
- Dạng nước gội hoặc xà phòng: Dùng nước ấm làm ướt tóc và da đầu, xoa vừa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng để tạo bọt. Gãi nhẹ nhàng nhưng cần kỹ trong trong 2 – 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại lần nữa rồi xả sạch.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Không nên dùng trên vùng da rộng, vết thương hở, da bị nứt nẻ, da nhạy cảm hoặc bôi trên niêm mạc mắt
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Trẻ em dưới 3 tuổi
- Người đang mắc các bệnh như: Bệnh đái tháo đường, bệnh về mạch máu, cúm, thủy đậu, gan, thận…
Cách sử dụng
Sử dụng Salicylic acid theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thường có hướng dẫn kèm theo hộp thuốc, nên hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bạn có thể sử dụng Salicylic acid theo các bước sau:
- Trước khi bôi thuốc lên da hãy ngâm vùng da mắc bệnh khoảng 5 phút trong nước ấm.
- Dùng bàn chải đầu mềm chải nhẹ da cho lớp da chết bong ra.
- Lau khô.
- Dùng tăm bông hoặc bàn chải bôi 1 lớp mỏng thuốc Salicylic acid.
Lưu ý:
- Chỉ bôi thuốc Salicylic acid lên vùng da mắc bệnh, không được bôi vào vùng da lành xung quanh.
- Nếu bác sĩ chỉ định bôi 2 lần thì cần chờ lớp thuốc đầu tiên khô lại thì mới bôi lần tiếp theo.
- Nếu quên 1 liều, thì hãy bôi lại càng sớm càng tốt. Nếu 2 liều cách nhau hơn 1 ngày, thì hãy bỏ qua liều trước và bắt đầu lại quá trình dùng thuốc như ban đầu
- Nếu có triệu chứng khác thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Cách bảo quản thuốc
Để tác dụng của thuốc Salicylic acid phát huy tốt nhất, trong quá trình dùng, bạn cần chú ý đến cách bảo quản:
- Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm ướt như nhà tắm.
- Tránh ánh sáng, không bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
- Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì vì có thể mỗi loại thuốc có cách bảo quản lý tưởng riêng.
- Giữ thuốc tránh xa tầm với của trẻ em và thú cưng.
Khi không sử dụng nữa, không được vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước. Khi vứt rác, cũng nên ghi chú bên ngoài cho công nhân vệ sinh dễ phân loại.
Những thắc mắc thường gặp về thuốc Salicylic acid
Bên cạnh những thông tin trên, người dùng thuốc Salicylic acid cũng thường thắc mắc một số vấn đề sau. Cùng khám phá xem những thắc mắc đó là gì.
Thuốc mỡ Salicylic acid có tốt không?
Thuốc mỡ Salicylic acid ngoài thành phần là Salicylic acid còn có thêm vaseline tinh khiết. Vì vậy, thuốc mỡ này có ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Thuốc được hòa tan và phân phối Salicylic acid một cách đồng nhất. Do vậy, khi bôi, thành phần sẽ được đồng đều, tránh lượng thuốc đầu có hàm lượng cao hơn lúc sau. Vì thành phần có thêm vaseline tinh khiết nên sẽ giảm được hiện tượng khô da. Không những thế, sản phẩm còn có thể dưỡng ẩm, giúp da hồi phục nhanh hơn. Thuốc được cho là mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh như mụn trứng cá, mụn cóc, vảy nến…
Nhược điểm
Dùng quá liều dễ gây ngộ độc Salicylat. Bôi thuốc sai liều lượng ở nồng độ cao sẽ làm mòn da. Bởi vậy, các bác sĩ thường khuyến nghị không được dùng Salicylic acid quá 21 ngày liên tiếp. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng nếu bạn làm đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.
Review của người sử dụng
Đánh giá của bệnh nhân về thuốc mỡ Salicylic acid đa phần đều rất tốt, điển hình như trường hợp chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (28 tuổi, Đống Đa, Hà Nội). Chị Hạnh cho biết bản thân bị vảy nến ở mặt nhiều năm nay, khiến tự ti khi giao tiếp với mọi người.
Chị Hạnh đã thử nhiều kem bôi trị vảy nến khác nhau tuy nhiên không mang lại hiệu quả. Cho đến khi chị Hạnh đi khám da liễu và được bác sĩ chỉ định thuốc mỡ Salicylic acid dạng bôi cách đây 2 năm. Chị Hạnh tâm sự: “Ban đầu tôi cũng không hy vọng quá nhiều vì dùng qua bao loại rồi vẫn không khỏi. Nhưng sau khi dùng thuốc Salicylic acid thì tình trạng da của tôi tiến triển rất khả quan. Sau khoảng 3 tuần điều trị, da đã mềm mịn hơn”.
Chị Hạnh còn bật mí thêm rằng chị còn dùng thuốc mỡ Salicylic acid để bôi lên vết bỏng ở chân, bôi lên mụn cóc. Và thật bất ngờ, vết bỏng ở chân chị đã nhanh chóng lành và không để lại sẹo. Mụn cóc cũng mau chóng rụng đi. Chị rất hài lòng với kết quả này. Chị cũng nói thêm rằng trước khi dùng chị đều gọi đến bác sĩ trước kia để nhờ tư vấn. Khi bác sĩ nói có thể dùng thì chị mới áp dụng.
Thuốc bôi Salicylic có tác dụng phụ không?
Thuốc bôi salicylic tuy hiệu quả nhưng cũng có tác dụng phụ xảy ra. Nếu có các triệu chứng sau hãy đi khám càng sớm càng tốt. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải gồm:
- Kích ứng da: Da bị đỏ, phồng rộp hoặc ngứa
- Khó thở thậm chí là ngất xỉu
- Khô và bong da
- Sưng mắt, môi, lưỡi, mặt
- Khan tiếng
- Da ấm lên bất thường
Bên cạnh tác dụng phụ, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề tương tác thuốc. Điều này cũng rất quan trọng. Đầu tiên, hãy ghi chú danh sách những thuốc bạn có thể sử dụng gồm cả thuốc được chỉ định, thuốc tự mua và thực phẩm chức năng cho bác sĩ điều trị cho bạn xem. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trong quá trình sử dụng thì hãy chia sẻ để bác sĩ nắm bắt kịp thời.
Khi dùng chung thuốc Salicylic acid với một loại thuốc nhỏ mắt nên dùng cách nhau 15 phút. Không được dùng đồng thời. Điều này giúp bạn tránh được sự kích ứng da và lột tẩy quá mức an toàn.
Cẩn trọng khi dùng thuốc salicylic với các sản phẩm tẩy rửa chứa alcohol, trị mụn hay sản phẩm lột da có chứa: Benzoyl peroxide, sulfur, resorcinol… và các mỹ phẩm làm khô da.
Mua thuốc Salicylic Acid ở đâu? Giá bao nhiêu?
Thuốc Salicylic acid được bán rộng rãi trên toàn quốc. Bạn có thể mua được ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc về dùng mà không có chỉ định của bác sĩ. Vì thuốc Salicylic acid có nhiều dạng và phần trăm khác nhau nên để tránh tác dụng phụ nguy hiểm hãy làm theo đúng chỉ dẫn.
Giá thành của thuốc Salicylic acid cũng không đắt. Tuy nhiên, tùy vào mỗi nhà phân phối sẽ có giá thành khác nhau.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Salicylic acid, hy vọng rằng những điều trên đã giúp bạn hiểu rõ tác dụng và cách dùng loại thuốc này. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất vẫn khuyên bạn nên đi khám để bác sĩ có chỉ định tốt nhất.
Nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!