Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải điều trị chuyên khoa?
Bảng tóm tắt
Vảy nến là bệnh lý da liễu, gây nên những triệu chứng khó chịu như ngứa rát, bong tróc da. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên nhiều người băn khoăn vảy nến có tự khỏi không? Có bắt buộc phải điều trị không? Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài sau đây.
Vảy nến có tự khỏi không?
Tỷ lệ người mắc vảy nến ngày càng tăng, chiếm khoảng 10% dân số toàn cầu. Đây là bệnh da liễu mãn tính, thường khởi phát mạnh vào mùa Đông, đặc biệt khi tiết trời khô lạnh. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của những người bị vảy nến đó là vùng da ửng đỏ, ngứa rát. Sau đó, xuất hiện các vết nứt nẻ và bong tróc da. Vì là bệnh ngoài da và ảnh hưởng đến sức khỏe tùy theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau, cho nên nhiều người không khỏi băn khoăn vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải điều trị chuyên khoa.
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị vảy nến triệt để và bệnh cũng rất dễ tái phát. Do đó, bệnh cần được điều trị đúng cách để giúp giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn diễn tiến bệnh nặng hơn và ngăn ngừa biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Do tính chất phức tạp của bệnh, cho nên điều trị vảy nến là một quá trình lâu dài, cần sự can thiệp của các biện pháp y khoa. Nếu không điều trị, bệnh không thể tự khỏi. Người bệnh sẽ ngày càng ngứa ngáy, khó chịu, các vùng da bong tróc nhiều hơn và lây lan sang các vị trí khác của cơ thể.
Điều đáng ngại hơn, đó là khi bệnh diễn tiến nặng, không chỉ ảnh hưởng trên bề mặt da mà còn gây nên những biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất là chúng gây ra viêm khớp vảy nến, viêm kết mạc, đau mắt thường xuyên, xơ cứng động mạch, rối loạn cảm xúc, huyết áp cao, tiểu đường…
Y học ngày nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, những cách chữa trị và chăm sóc đúng cách đã giúp người bệnh giảm các triệu chứng đồng thời kéo dài thời gian ổn định của da. Nếu bạn băn khoăn vảy nến có tự khỏi không thì hãy ghi nhớ rằng, chúng không tự khỏi, thậm chí nặng hơn và biến chứng phức tạp nếu không có phương pháp điều trị đúng cách
Điều trị vảy nến như thế nào?
Vảy nến là bệnh mãn tính và rất dễ tái phát. Quan trọng hơn là cho đến nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Những cách chữa vảy nến hiện nay chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng bệnh và kiểm soát sự bùng phát, lây lan bệnh sang các vùng da khác.
Sau đây là những cách chữa vảy nến thường được áp dụng hiện nay:
Chữa vảy nến bằng Tây y
Y học hiện đại mang đến cho con người những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Đối với bệnh vảy nến, mặc dù chưa tìm được nguyên nhân và hướng điều trị triệt để căn bệnh này, nhưng các cách chữa vảy nến bằng Tây y hiện đại đã góp phần to lớn trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh.
Điều trị tại chỗ vùng da bị bệnh
Đây là cách chữa bệnh vảy nến thường được sử dụng và áp dụng phổ biến với những bệnh nhân vảy nến ở mức độ nhẹ và trung bình. Các loại thuốc được bôi trực tiếp lên da bị vảy nến. Thông dụng nhất là acid salicylic, các loại kem dưỡng ẩm, thuốc corticosteroid thoa ngoài da, chất ức chế calcineurin… Trước khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Quang trị liệu
Đây là cách chữa vảy nến mang lại hiệu quả tốt, giúp ức chế các tế bào gây bệnh đồng thời giúp cho da mau chóng phục hồi. Phương pháp này sử dụng tia cực tím UVB, AVB để chiếu lên da giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm đồng thời giúp cho da không bị bong tróc.
Cách làm này được đánh giá hiệu quả cao tuy nhiên không nên lạm dụng chúng trong điều trị và cần có biện pháp bảo vệ chăm sóc làn da chu đáo. Nếu không được chăm sóc đúng cách, khi gặp môi trường thuận lợi, bệnh tình sẽ tái phát và tiến triển nặng hơn.
Điều trị toàn thân
Đối với những người bị vảy nến toàn thân, mức độ lan của bệnh ở diện rộng và thường ở thể nặng. Hầu như tình trạng bệnh lúc này không đáp ứng các phương pháp điều trị bằng quang trị liệu hay thuốc bôi. Bởi vậy, biện pháp chữa trị tích cực hơn là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để kiểm soát bệnh. Tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị vảy nến bằng Đông y
Ngoài phương pháp chữa vảy nến bằng Tây y, nhiều bệnh nhân băn khoăn vảy nến có chữa được không đối với các bài thuốc Đông y. Đây cũng là cách chữa vảy nến được đánh giá cao bởi mức độ an toàn, hiệu quả lâu dài.
Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa vảy nến thông dụng:
Bài thuốc số 1:
- Hòe hoa sống, sinh địa, thăng nua, thạch cao, thổ phục linh, mỗi vị thuốc 40g. Tử thảo và địa phu tử, mỗi loại 12g. 20g ké đầu ngựa và 4g chích thảo.
- Mang tất cả các loại thuốc này rửa sạch và cho vào ấm, sắc nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị các vị thuốc sau: Kinh giới, bồ công anh, rau má, cây trinh nữ, bạc sau, ké đầu ngựa, thổ phục linh, hạ khô thảo, xích đồng, kim ngân hoa và khổ sâm. Mỗi loại 12g.
- Chia thành 2 thang.
- Rửa sạch và cho vào nồi đun nước uống. Hai ngày uống 1 thang. Mỗi ngày uống 2 lần.
Bài thuốc số 3:
- Hoa tiêu, khô phàn, phác tiêu và dã hoa cúc, mỗi loại 15g.
- Cho tất cả vào nồi nước, đun sôi. Đợi khi nước nguội bớt, dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh. Nên dùng đều đặn mỗi ngày.
Chữa vảy nến bằng mẹo dân gian
Chúng ta có thể tham khảo rất nhiều cách chữa vảy nến từ dân gian. Những cách làm này đã được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Mặc dù, các mẹo chưa được các nghiên cứu khoa học kiểm chứng về hiệu quả đối với bệnh vảy nế, nhưng thực tế, nhiều bệnh nhân đã ghi nhận hiệu quả điều trị của phương pháp này.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo nếu đang thắc mắc bệnh vảy nến có tự khỏi không:
- Dùng bột lúa mạch hòa với nước thành hỗn hợp nhuyễn rồi đắp lên da. Cách làm này sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
- Dùng lá cây nha đam, bóc vỏ bên ngoài và dùng gel bên trong lá đắp lên da bị vảy nến. Các chất trong gel nha đam sẽ ngấm vào da giúp làm dịu nhanh cơn đau rát, cấp ẩm cho da.
- Bôi giấm táo lên da bị bệnh và ủ trong 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ẩm. Cách làm này giúp sát khuẩn, giảm ngứa và loại bỏ mảng bám trên bề mặt da.
- Tắm nắng thường xuyên cũng là cách chữa vảy nến tại nhà hiệu quả mà không tốn kém.
Cách chăm sóc người bị vảy nến
Sau khi đã có lời giải cho thắc mắc vảy nến có tự khỏi không, người bệnh cũng nên quan tâm tới việc chăm sóc người bị vảy nến như thế nào. Chăm sóc đúng cách giúp giảm bớt triệu chứng bệnh vảy nến và giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.
Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bị vảy nến:
- Tắm hàng ngày bằng nước ấm hoặc nước mát. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nhất là vùng da bị bệnh.
- Người bị vảy nến có thể tắm biển, nhưng cần hạn chế.
- Uống thật nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho da. Tốt nhất, mỗi ngày nên uống 2 đến 3 lít nước.
- Không ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đậu nành, trứng …
- Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây nhằm cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho quá trình tái tạo, phục hồi da.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, có chứa hóa chất.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Không nên gãi vì điều này sẽ khiến cho da bị trầy xước, dễ bị vi khuẩn tấn công.
Trên đây là những thông tin về vấn đề vảy nến có tự khỏi không. Hy vọng, qua chia sẻ trên các bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh này và có cách điều trị khoa học, tích cực để kiểm soát tình trạng bệnh, giảm các triệu chứng của bệnh gây ra.
Thông tin hay nên biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!