Bị chàm ở tay chân: Hướng dẫn CHI TIẾT cách điều trị và phòng tránh

Bị chàm ở tay chân có thể ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, nhưng vẫn thường gặp ở người lớn hơn. Loại chàm này thực sự là mối lo ngại cho nhiều người, đặc biệt là những đối tượng đang trong độ tuổi lao động.

Bị chàm ở tay chân và dấu hiệu nhận biết

Bị chàm ở tay chân là một tình trạng da liễu mãn tính phổ biến gây ra mụn nước nhỏ, khô và ngứa rát ở khu vực bị ảnh hưởng. Nó còn được gọi là chàm tổ đỉa (dyshidrotic eczema, dyshidrosis, acute palmoplantar eczema hoặc pompholyx).

Chàm ở chân tay xuất hiện đột ngột. Đối với hầu hết trường hợp, dấu hiệu đầu tiên là các vết phồng rộp sâu hoặc mụn nước trên tay, chân. Một số người cảm thấy ngứa hoặc nóng rát trước khi mụn nước xuất hiện.

Bị chàm ở tay chân gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống
Bị chàm ở tay chân gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống

Các dấu hiệu bị chàm ở tay chân có thể bao gồm:

  • Các mụn nước nhỏ có kích thước khác nhau ở lòng bàn tay/chân và hai bên ngón tay/chân (có thể chỉ xuất hiện ở tay, chân hoặc cả tay và chân)
  • Phát ban và da có vảy ở vùng xuất hiện mụn nước
  • Đổ nhiều mồ hôi ở nơi bạn bị mụn nước
  • Cảm giác ngứa hoặc rát trên vùng da có mụn nước (đôi khi, cảm giác khó chịu có thể xuất hiện trước khi mụn nước nổi lên)
  • Đau ở vùng da mọc mụn nước

Các mụn nước thường thuyên giảm và khỏi hẳn trong 2 – 3 tuần, hoặc sớm hơn nếu điều trị đúng cách. Khi các mụn nước biến mất, làn da thường bị khô lại, bong tróc, thi thoảng để lại sẹo.

Nếu bạn bị chàm tay chân thường xuyên tái phát, da có thể bắt đầu dày lên, xuất hiện vảy và phát triển các vết nứt sâu gây đau đớn.

Dấu hiệu bị chàm ở tay chân có thể từ nhẹ tới nặng. Nếu bạn bị chàm nghiêm trọng ở bàn chân, mụn nước có thể khiến bạn khó đi lại. Trong khi đó, vết phồng rộp trên tay có thể khiến bạn khó thực hiện những công việc thường ngày, như nấu ăn, đánh máy, rửa bát, giặt đồ…

Nhiễm trùng cũng có khả năng phát triển ở vị trí bị chàm, đặc biệt nếu người bệnh gãi hoặc chọc mụn nước. Tụ cầu khuẩn là một trong những “thủ phạm” phổ biến nhất. Dấu hiệu nhiễm tụ cầu khuẩn bao gồm:

  • Đau đớn
  • Sưng tấy
  • Da dày
  • Mưng mủ

Đối với tình trạng này, bạn có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Nguyên nhân khiến tay và chân bị chàm

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm, trong đó có chàm ở tay chân, vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng. Tình trạng này có thể là một phản ứng phức tạp xảy ra trong hệ thống miễn dịch.

Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm
Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm

Những người dễ mắc bệnh chàm ở tay và chân nhất là người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi, thường có một hoặc nhiều yếu tố sau:

  • Bị viêm da cơ địa hoặc người thân bị viêm da cơ địa
  • Bị viêm da tiếp xúc, đặc biệt là dị ứng với niken
  • Có người thân bị chàm ở chân tay
  • Bị viêm mũi dị ứng
  • Lòng bàn tay và bàn chân hay ra mồ hôi
  • Một số người bị chàm ở tay chân nhiều vào mùa Xuân hoặc mùa Hè (nền nhiệt độ tăng)

Tiếp xúc với những chất sau cũng làm tăng nguy cơ bị chàm ở tay chân:

  • Ngâm tay trong nước kéo dài (như nhân viên vệ sinh, nhà tạo mẫu tóc, nghệ nhân cắm hoa…)
  • Làm việc với xi măng (như công nhân, kỹ sư công trình, tài xế xe trộn bê tông…)
  • Làm việc với crom, coban hoặc niken

Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch có thể bị chàm ở tay chân. Nhiều bệnh nhân báo cáo rằng bản thân bị nổi mụn nước ở tay hoặc chân sau khi tiêm truyền globulin miễn dịch qua tĩnh mạch. Một vài người khác phát triển loại chàm này sau khi được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Các triệu chứng chàm có thể xấu đi sau mỗi lần tiêm truyền. Vì vậy, chẩn đoán sớm là điều rất quan trọng. Hầu hết các trường hợp bị chàm ở tay chân do liệu pháp này đều được điều trị thành công.

Các triệu chứng chàm tay và chân cũng có thể trở nên nặng hờn vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như các khoảng thời gian:

  • Người bệnh bị căng thẳng hoặc lo lắng
  • Thời tiết ấm áp, nhiệt độ và độ ẩm tăng
  • Thực hiện các công việc phải ngâm nước nhiều, khiến tay hoặc chân bị ẩm ướt kéo dài trong suốt cả ngày

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Chàm Quốc gia Mỹ, phụ nữ có nhiều khả năng phát triển chàm ở chân và tay hơn nam giới. Sự khác biệt này có thể là do phụ nữ phải tiếp xúc với một số chất kích thích thường xuyên hơn nam giới, ví dụ như niken hoặc coban trong đồ trang sức.

Bị chàm ở tay chân có nguy hiểm không? Có lây không?

Đối với hầu hết những người bị chàm ở tay chân, bệnh da liễu này chỉ gây ra ngứa ngáy, bất tiện, giảm thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Đối với những trường hợp khác, cơn đau và ngứa có thể hạn chế việc sử dụng tay hoặc chân trong những hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, gãi mạnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng – tình trạng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Về bản chất, chàm ở tay chân không phải là bệnh lây nhiễm. Trong trường hợp các mụn nước bị nhiễm khuẩn và vỡ ra, thì vi khuẩn từ đây có thể lây sang người khác. Tuy vậy, bệnh chàm không thể lây lan trong mọi trường hợp.

CLICK NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

BannerViemda 02 1

Cách chẩn đoán bệnh chàm ở chân – tay

Để chẩn đoán chàm, bác sĩ thường kiểm tra tình trạng da cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về bệnh sử gia đình, nghề nghiệp, chế độ ăn uống và thuốc mà người bệnh đang dùng.

Xét nghiệm dị ứng (ví dụ như xét nghiệm 36 dị nguyên) có thể được khuyến nghị để xác định các chất gây dị ứng cụ thể có khả năng gây ra bệnh chàm. Xét nghiệm 36 dị nguyên sử dụng mẫu bệnh phẩm là huyết thanh. Xét nghiệm giúp xác định có tồn tại kháng thể IgE/Immunoglobulin E đặc hiệu với dị nguyên ở trong máu của người bệnh hay không. Từ đó giúp bác sĩ xác định được các dị nguyên gây dị ứng đối với cơ thể. Các chất gây dị ứng phổ biến có thể bao gồm một số loại thực phẩm, lông vật nuôi, nấm mốc và phấn hoa.

Thông qua xác định các yếu tố kích hoạt tiềm năng, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị chàm phù hợp để giúp bệnh nhân giảm tỷ lệ mắc bệnh chàm bùng phát.

Xét nghiệm dị ứng là điều nên làm nếu bạn thường xuyên bị chàm ở tay chân
Xét nghiệm dị ứng là điều nên làm nếu bạn thường xuyên bị chàm ở tay chân

Sinh thiết da cũng có thể được áp dụng để loại trừ các nguyên nhân có thể khác gây ra mụn nước, chẳng hạn như nhiễm nấm. Sinh thiết da là thủ thuật khá đơn giản, được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán rối loạn về da. Phương pháp này được thực hiện thông qua lấy một mẫu da (kích thước từ 2 – 5mm) để xét nghiệm mô bệnh học.

Cách chữa bệnh chàm ở chân – tay

Kế hoạch điều trị khi bị chàm ở tay chân tập trung giảm các triệu chứng khó chịu. Người bệnh hoàn toàn có thể tự chăm sóc, điều trị chàm tại nhà. Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp một cách khoa học, phù hợp.

Điều trị chàm tay chân mức độ nhẹ – vừa

Điều trị chàm ngay từ khi các mụn nước mới xuất hiện và các triệu chứng nhẹ là chiến lược tốt nhất, giúp bệnh nhanh thuyên giảm và hồi phục.

Ngâm và chườm mát

Bạn có thể ngâm chân và tay vào nước mát, hoặc chườm khăn mát lên các vị trí bị chàm. Nên áp dụng 15 phút/lần, khoảng 2 – 4 lần/ngày. Điều này giúp các mụn nước nhanh khô, giảm ngứa và nóng rát trên da.

Sau mỗi lần ngâm hoặc chườm mát, bạn nên bôi kem hoặc thuốc mỡ, chẳng hạn như corticosteroid.

Corticosteroid tại chỗ

Các loại corticosteroid dùng tại chỗ như Dermovate, Flucinar, Tempovate có thể làm giảm viêm và mụn nước khá tốt. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và không dùng liên tiếp quá 20 ngày. Vì những thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là giãn mao mạch, teo da hoặc dày sừng nang nông.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng dung dịch Milian (tím methyl 1%) hoặc thuốc bôi chứa axit salicylic để sát trùng, bạt sừng, giảm tình trạng da bị khô, bong tróc hoặc dày sừng
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng dung dịch Milian (tím methyl 1%) hoặc thuốc bôi chứa axit salicylic để sát trùng, bạt sừng, giảm tình trạng da bị khô, bong tróc hoặc dày sừng

Thuốc kháng histamin tổng hợp

Các thuốc kháng histamin phổ biến như Cetirizin, Clorpheniramin và Loratadin cũng thường được khuyến nghị sử dụng để giảm ngứa, khó chịu do chàm.

Kem dưỡng ẩm

Đây là cách dễ dàng nhất giúp giảm khô và khó chịu do chàm. Bạn nên thoa sản phẩm này sau mỗi lần tắm, rửa tay hoặc chân.

Nên chọn các loại kem dưỡng tự nhiên, không chứa hóa chất bảo quản hoặc các chất gây dị ứng tiềm năng.

Thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm

Những thuốc này được chỉ định trong trường hợp các mụn nước bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm (thường gặp ở bệnh nhân bị nấm kẽ chân). Có cả hai dạng bôi ngoài da và uống trong.

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc này khi được bác sĩ chỉ định, dùng đúng liều, đủ ngày để ngăn ngừa các tác dụng không mong muốn.

Điều trị chàm chân tay nặng

Nếu các phương pháp điều trị nếu trên không hiệu quả hoặc bạn bị chàm ở tay chân quá nặng, bác sĩ da liễu có thể đề nghị một trong những biện pháp sau đây.

Tiêm botulinum toxin

Đây là một chất giúp điều trị co cơ quá mức. Nó thường được dùng để giảm nếp nhăn và ra nhiều mồ hôi ở nách. Ở những bệnh nhân chàm tay chân hoặc tổ đỉa, tiêm botulinum toxin có thể tạm thời làm thư giãn các cơ và ngừng tăng tiết mồ hôi. Như đã biết, quá nhiều mồ hôi ở tay hoặc chân là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị chàm.

Tiêm botulinum toxin được ứng dụng nhiều ngành công nghiệp làm đẹp
Tiêm botulinum toxin được ứng dụng nhiều ngành công nghiệp làm đẹp

Để áp dụng kỹ thuật tiêm này, người bệnh cần được bác sĩ cho phép, không nên tự ý tiêm hoặc tiêm ở các cơ sở thẩm mỹ không uy tín.

Chích rạch và dẫn lưu dịch

Đối với các mụn nước to, gây đau đớn, có nguy cơ vỡ và nhiễm trùng, bác sĩ có thể khuyến nghị nên chích rạch an toàn tại phòng khám hay bệnh viện. Điều quan trọng là người bệnh không nên tự chích rạch mụn nước tại nhà nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Corticosteroid toàn thân

Đối với các trường hợp nặng, thuốc bôi tại chỗ không có hiệu quả, người bệnh có thể được kê đơn thuốc corticosteroid toàn thân, bao gồm uống hoặc tiêm.

Liệu pháp ánh sáng

Phương pháp điều trị này được áp dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh da liễu mãn tính, như vảy nến, viêm da cơ địa, chàm thể tạng…

Cơ chế của liệu pháp ánh sáng là cho da tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong một khoảng thời gian quy định và dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu. Tia UV ức chế tổng hợp DNA, giảm chức năng của tế bào miễn dịch, qua đó ức chế các chất tiền viêm cùng như thành phần trung gian. Điều này sẽ giúp giảm triệu chứng chàm tay chân, bao gồm ngứa và viêm.

Liệu pháp ánh sáng được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân bị chàm ở tay chân. Trong một nghiên cứu, có hơn 90% bệnh nhân báo cáo rằng có kết quả từ tốt đến xuất sắc sau 6 đến 8 tuần điều trị bằng liệu pháp ánh sáng.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của liệu pháp này là: Tăng sắc tố da, có thể nổi phỏng nước, tăng tốc độ lão hóa của da… Bởi vậy, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn điều trị chàm bằng liệu pháp này.

Điều trị chàm ở tay chân bằng Đông y

Y học cổ truyền gọi chàm ở tay chân là chàm tổ đỉa. Bị chàm ở chân được gọi là thấp cước khí và bị chàm ở tay được gọi là nga trưởng phong“, theo thầy thuốc ưu tú, BSCKII. Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Đơn vị trực thuộc Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn), Nguyên nhân là do độc tà, nhiệt tà, đặc biệt là phong và thấp kết lại tại bì phu bàn tay/chân. Điều này làm ngưng trệ khí huyết khiến da không được dưỡng và phát bệnh”.

Điều trị chàm bằng Đông y được đánh giá là lành tính, an toàn
Điều trị chàm bằng y học cổ truyền được đánh giá là lành tính, an toàn

Thấp nhiệt kết hợp phong tích tụ sẽ gây nổi mụn nước. Độc tà hóa táo sinh phong gây ngứa khó chịu. Thấp nhiệt tà lâu sẽ khiến da loét và mưng mủ.

Đông y chữa chàm ở tay chân thông qua thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp để điều hòa khí huyết, đồng thời giảm các triệu chứng trên da.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp điều trị chàm ở tay chân:

Một số bài thuốc Đông y phổ biến

Đối với chàm nhẹ, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 15gr bạch tiểu bì, 9gr hy thiên, 15gr phù bình, 12gr ké đầu ngựa, 12gr hoàng bá.
  • Sắc lấy nước thuốc. Uống trong ngày.

Đối với những trường hợp nặng, Đông y điều trị chàm tay chân theo hướng kết hợp uống, bôi và ngâm rửa.

Những người bị thể nga trưởng phong nên áp dụng:

  • Bài thuốc uống: Sắc các vị thuốc tỳ giải, xương truật, liên kiều, huyết dụ, hoàng bá, xuyên khung, đương quy, bạch thược, thương nhĩ tử, sinh địa, ích mẫu, kinh giới, cỏ nhọ nồi lấy nước uống. Dùng 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc bôi ngoài: Nấu cây mỏ quạ thành cao và thoa lên vùng da bị chàm 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc ngâm rửa: Cho lá móng tay hoặc tô mộc vào nồi nước, sắc đặc. Lấy nước này để ngâm rửa tay và chân hằng ngày.

Đối với thể thấp cước khí (chàm ở chân), nên sử dụng bài thuốc uống được sắc từ thổ phục linh, ké đầu ngựa, ý dĩ, tỳ giải kết hợp với thuốc bôi và ngâm rửa giống như thể nga trưởng phong.

Những người bị chàm ở tay chân thể thấp nhiệt với các triệu chứng sưng trướng, chảy dịch vàng và ngứa dữ dội có thể dùng bài thuốc với các vị: Sao xương truật, bạch tiễn bì, chi tử, xích linh, sinh ý dĩ, ngân hoa, đan bì, xuyên bá phiến, hoài ngưu tất. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.

Trị chàm theo Đông y cần sự kiên trì, nhẫn nại. Bởi, Đông y chữa bệnh từ căn nguyên, tập trung giải quyết nguồn gốc gây bệnh, kết hợp với giảm triệu chứng, ngăn tái phát.

Xem thêm

7 cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam: An toàn, hiệu quả
Bài thuốc chữa tổ đỉa An Bì Thang: Giải pháp an toàn cho hàng ngàn người bệnh

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị chàm tay chân theo phương pháp dân gian:

  • Lá trầu không: Vò nát một nắm lá trầu không rồi đun với nước, cho thêm chút muối biển. Chờ nước nguội rồi dùng để ngâm tay và chân. Bạn có thể dùng lá lốt hoặc lá đào theo cách này, cũng mang lại hiệu quả điều trị tốt.
  • Muối biển: Rang nóng vài thìa muối biển rồi để nguội, cho vào túi vải. Chườm túi muối lên tay và chân để giảm ngứa. Áp dụng 1 – 2 lần/ngày.
  • Gừng tươi: Cắt lát gừng tươi rồi đun sôi với nước. Pha thêm nước lạnh để ngâm tay chân.

An Bì Thang – bài thuốc y học cổ truyền trị chàm tay chân toàn diện nhất

An Bì Thang là bài thuốc được nghiên cứu, phát triển từ đề tài nghiên cứu “Ứng dụng thảo dược tự nhiên vào điều trị các bệnh viêm da an toàn, hiệu quả“,  của đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn).

Bài thuốc đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, đồng thời kết hợp khéo léo công nghệ bào chế hiện đại để trở thành giải pháp Y HỌC CỔ TRUYỀN THẾ HỆ MỚI. Tuy chỉ ra đời được ít năm, nhưng An Bì Thang đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và chứng minh hiệu quả bởi hàng ngàn người bệnh.

Bài thuốc An Bì Thang với những đặc điểm vượt trội là một giải pháp tuyệt vời được nhiều bệnh nhân tin dùng
Bài thuốc An Bì Thang với những đặc điểm vượt trội là một giải pháp tuyệt vời được nhiều bệnh nhân tin dùng

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần –  một trong những người trực tiếp nghiên cứu và bào chế bài thuốc cho biết, so với những biện pháp điều trị chàm khác, bài thuốc y học cổ truyền thế hệ mới An Bì Thang có những ưu thế nhất định.

Thứ nhất, bài thuốc vận dụng nhuần nhuyễn nguyên lý điều trị bệnh từ gốc của y học cổ truyền. Trong bài thuốc uống, các chuyên gian chú trọng GIẢI QUYẾT TỪ CĂN NGUYÊN BỆNH, nâng cao sức đề kháng, ngăn nguy cơ tái phát. Trong khi đó các loại thuốc bôi và thuốc ngâm rửa là bước cải tiến mới có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, làm giảm ngay các triệu chứng đau rát, bong tróc bên ngoài, tái tạo da, liền sẹo sau điều trị.

KHÁM PHÁ: Thực hư hiệu quả bài thuốc chữa tổ đỉa của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

3 chế phẩm được kết hợp theo phương thức trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa
3 chế phẩm được kết hợp theo phương thức trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa

Thứ hai, An Bì Thang là bài thuốc được cấu thành từ hàng chục loại thảo dược quý. Mỗi loại vị thuốc có công năng riêng, được phối chế khéo léo theo tỷ lệ “vàng” giúp trị chàm từ gốc tới ngọn.

Nguyên liệu bào chế An Bì Thang đều có nguồn gốc tự nhiên, được thu hái từ các vườn biệt dược đạt chuẩn GACP-WHO. Mọi thảo dược đều đã được kiểm nghiệm tồn dư thuốc trừ sâu, chất hóa học, chất bảo quản… một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào bào chế tại nhà máy GMP-WHO. Ngay cả quá trình bào chế thuốc cũng đều diễn ra trên dây chuyền sản xuất đạt chuẩn, dưới sự giám sát của các chuyên gia Đông dược hàng đầu.

Các vị thuốc quý trong bài thuốc An Bì Thang

Do đó, bài thuốc tổ đỉa An Bì Thang được đánh giá là AN TOÀN, LÀNH TÍNH, không gây ra tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng.

Lưu ý: Sản phẩm không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ nuôi con dưới 6 tháng tuổi.

Thứ ba, mỗi người bệnh sẽ được áp dụng bài thuốc, liệu trình và PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RIÊNG, có tính linh hoạt, cá nhân hóa cao. Đặc biệt, bài thuốc sẽ bám sát từng giai đoạn của bệnh và giúp người bệnh có thể cảm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt:

Post AnBiThang 210305 20 e1623035464907

Thứ tư, khác với những bài thuốc y học cổ truyền phổ biến kể trên, đều là thuốc phải đun sắc cầu kỳ, An Bì Thang được bào chế dưới dạng SỬ DỤNG TIỆN LỢI: Thuốc uống dạng cao (pha nước để uống), thuốc bôi dạng cao (bôi trực tiếp lên da) và thuốc ngâm rửa là thảo dược sấy khô (đóng thành từng túi nhỏ để nấu lấy nước ngâm rửa). Nhờ vậy, người bệnh có thể sử dụng dễ dàng, tiết kiệm thời gian đun sắc, có thể đem theo mình khi đi làm, đi công tác…

Thứ năm, hiệu quả của bài thuốc An Bì Thang đã được chứng minh thông qua nhiều NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG – điều mà rất ít bài thuốc y học cổ truyền đại trà thực hiện được.

Nhiều người bệnh thoát khỏi viêm nang lông chỉ sau vài tháng điều trị

Đặc biệt, bài thuốc An Bì Thang còn được VTV đưa tin và giới thiệu là giải pháp điều trị viêm da hàng đầu. Trong phóng sự VTV social, nữ diễn viên Thu Huyền cho biết mình đã từng khốn khổ với viêm da sau sinh cũng nhưng vừa chữa khỏi thành công nhờ bài thuốc An Bì Thang.

Nữ nghệ sĩ cho hay: “Bài thuốc An Bì Thang có tác dụng điều trị bệnh rất tuyệt vời. Vừa thanh lọc cơ thể, mát gan, giúp tiêu viêm từ bên trong, lại vừa chăm sóc da bên ngoài, giúp dưỡng ẩm, ngăn ngừa viêm không lan rộng. Bài thuốc cũng rất lành tính, trong thời gian dùng thuốc Thu Huyền không bị đau dạ dày hay mất sữa. Đó là điểm Thu Huyền cực kỳ ấn tượng“.

Xem thêm VIDEO phóng sự của VTV social: Nghệ sĩ Thu Huyền tin dùng bài thuốc An Bì Thang để điều trị viêm da sau sinh an toàn, hiệu quả

Theo số liệu thống kê, bài thuốc An Bì Thang đã giúp 4.892 người bệnh thoát khỏi căn bệnh chàm tay chân hay tổ đỉa.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng (huấn luyện viên dạy bơi tại Hà Nội) đánh giá: “Hết 1 liệu trình thuốc 3 tháng, cũng là lúc da tôi trở lại trạng thái bình thường như chưa từng bị bệnh. Trong mấy tháng sau, tôi khá thấp thỏm vì sợ rằng bệnh tổ đỉa ở tay sẽ tái phát. Thế nhưng, bài thuốc An Bì Thang đã không làm tôi thất vọng. Cho tới thời điểm hiện tại là đã hơn 15 tháng rồi, tôi chưa bị một đợt bùng phát nào“.

Xem thêm: Hành trình thoát khỏi bệnh tổ đỉa ở tay nhờ bài thuốc An Bì Thang của huấn luyện viên bơi lội Nguyễn Mạnh Thắng TẠI ĐÂY

TO DIA an bi thang 1 e1610536464678

Một phản hồi khác từ người bệnh:

Bệnh nhân Nguyễn Quốc Huy (25 tuổi, nhân viên chăm sóc thú cưng tại Hà Nội) đã điều trị khỏi tổ đỉa ở tay sau liệu trình 4 tháng
Bệnh nhân Nguyễn Quốc Huy (25 tuổi, nhân viên chăm sóc thú cưng tại Hà Nội) đã điều trị khỏi tổ đỉa ở tay sau liệu trình 4 tháng

Để có một phác đồ điều trị hiệu quả, người bệnh nên trực tiếp tới thăm khám tại:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chàm chân tay hiệu quả

Thực hiện một số thay đổi đơn giản trong thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể giúp làn da luôn sạch sẽ, thúc đẩy điều trị và ngăn ngừa chàm chân tay tái phát:

Vệ sinh cơ thể đúng cách
Bạn không nên dùng bàn chải hay đá để chà chân. Điều này làm tăng nguy cơ vỡ các mụn nước, gây nhiễm trùng

Rửa tay chân nhẹ nhàng

Trước khi rửa tay, bạn nên tháo nhẫn ra. Nếu da bên dưới nhẫn bị ướt và ẩm ẩm, chàm có thể bùng phát. Nên sử dụng nước ấm để rửa tay và chân.

Bạn cũng có thể dùng thêm các loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi thơm để làm sạch da. Nên tránh xà phòng kháng khuẩn, nước rửa tay khô và xà phòng khử mùi. Chúng có thể khiến chàm tay chân bùng phát.

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Sau khi tắm hoặc rửa tay chân, làn da có thể trở nên khô vì bị mất nước. Bởi vậy, đừng quên thoa kem dưỡng ẩm vào thời điểm này.

Các bác sĩ da liễu thường khuyên bạn nên sử dụng kem chứa dimethicone. Sản phẩm này cho phép da đủ độ ẩm cần thiết mà không bị bí thở. Chúng cũng giúp giảm ngứa và tạo ra một rào cản để bảo vệ da khỏi những thứ có thể gây kích ứng.

Nếu bạn chọn sử dụng một loại kem dưỡng ẩm khác, hãy ưu tiên các sản phẩm:

  • Có kết cấu dạng kem, dày
  • Không chứa hương thơm tổng hợp
  • Tránh kem dưỡng ẩm quá loãng và có thể chảy nước (chứa nhiều nước)
  • Có thể sử dụng thường xuyên

Học cách kiểm soát căng thẳng

Một số bệnh nhân phản ánh rằng thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng và điều trị da theo hướng dẫn dường như giúp chàm ở tay và chân nhanh thuyên giảm hơn. Ngược lại, căng thẳng có thể khiến họ bị chàm ở tay chân tái đi tái lại nhiều lần.

Người bệnh có quản lý căng thẳng nhờ một chế độ ăn uống khoa học hoặc ăn trong chánh niệm, tập thể dục thể thao đều đặn, thiền định, tập yoga, nuôi thú cưng…

Tránh trầy xước

Bất cứ điều gì bạn có thể làm để giảm trầy xước da đều có lợi cho điều trị, ngăn ngừa chàm. Ví dụ: Cắt móng tay ngắn và mài nhẵn, không đi giày chật hoặc đeo găng tay bó chặt vào tay, hạn chế gãi…

Một số thói quen khác

Những thay đổi trong lối sống dưới đây cũng có thể giúp điều trị và ngăn ngừa chàm tay chân tái phát hiệu quả:

  • Tránh môi trường khô và nóng, hạn chế đổ mồ hôi nhiều.
  • Tham vấn bác sĩ da liễu về những yếu tố có thể kích hoạt bị chàm ở tay chân, như dị ứng hoặc kích ứng.
  • Tránh những yếu tố gây ra phản ứng dị ứng và kích ứng da.
  • Đeo găng tay để bảo vệ da tay, tránh da tiếp xúc với các yếu tố gây hại. Nên đeo găng tay cotton rồi lồng găng tay cao su lên trên trước khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, như nước rửa bát, bột giặt…
  • Đi tất/vớ chống ẩm nếu bạn bị chàm ở bàn chân

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống dành riêng khi bị chàm là một chiến lược tốt có thể giúp ích nếu các loại thuốc không theo kịp các đợt chàm bùng phát. Nhiều người tin rằng dị ứng niken hoặc coban có thể gây ra bệnh chàm. Bởi vậy, bạn có thể loại bỏ các thực phẩm có chứa nhiều niken và coban khỏi chế độ ăn mỗi ngày.

Nên lưu tâm tới chế độ ăn trong điều trị bất cứ bệnh nào
Nên lưu tâm tới chế độ ăn trong điều trị bất cứ bệnh nào

Cụ thể:

  • Thực phẩm nhiều niken: Cam thảo, yến mạch, trai, các loại đậu, các loại hạt, socola…
  • Thực phẩm nhiều coban: Mực, rau chân vịt, bông cải xanh, gan, thận…

Một số người cho rằng bổ sung vitamin A vào chế độ ăn uống có thể giúp ích cho điều trị chàm. Tuy nhiên, hãy tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện điều này.

Tóm lại, bệnh chàm ở tay chân thường sẽ khỏi trong một vài tuần mà không để lại biến chứng nguy hiêm. Nếu người bệnh không gãi, tự ý chích rạch mụn nước, bệnh sẽ không để lại sẹo. Mặc dù bị chàm ở tay chân có thể chữa được, nhưng nó cũng có thể tái phát. Bởi vậy, mỗi người nên xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để ngăn ngừa chàm ở tay chân tái phát.

BannerViemda 08

Thông tin bổ ích:

5/5 - (6 bình chọn)

Chữa chàm bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng
Chữa Chàm Bằng Lá Khế Có Hiệu Quả Không?
Chữa chàm bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc tắm, đắp, uống… từ lá khế không chỉ an toàn mà còn…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *